Friday, August 10, 2007

Tổng quan về Quy trình bỏ phiếu ISO

Quy trình tiêu chuẩn hóa quốc tế là một quy trình phức tạp và quá trình phát triển ISO đã làm mức độ phức tạp càng tăng hơn trong thế giới của các chuẩn. Trang web của ISO và các cơ quan tiêu chuẩn hóa như Ecma International hay OASIS có một hệ thống rộng lớn các thông tin hữu ích giúp cho các thành viên hiểu thêm về quy trình chuẩn hóa. Tài liệu dưới đây bao gồm những đoạn trích dẫn và liên kết đến những thông tin hữu ích tiêu biểu. Những liên kết này cung cấp thông tin cơ chế của quy trình nhanh JTC 1 và quá trình PAS có liên quan. Cả hai quy trình này cung cấp một cơ chế đã được kiểm chứng về việc phê chuẩn của ISO đối với các tiêu chuẩn hiện hành.

Tiêu chuẩn ISO được tạo ra như thế nào?

ISO cung cấp các tài nguyên hữu ích giúp minh họa sáu giai đoạn tiêu biểu của một quy trình đầy đủ trong xây dựng tiêu chuẩn quốc tế (xem http://www.iso.org/iso/en/stdsdevelopment/whowhenhow/proc/proc.html). Điều quan trọng là sáu giai đoạn này được tạo ra nhằm đạt hai mục tiêu riêng biệt: quy trình phát triển tiêu chuẩn và quy chấp nhận tiêu chuẩn. Trong sáu giai đoạn tóm tắt dưới đây, ba giai đoạn đầu nghiêng về phát triển tiêu chuẩn và ba giai đoạn sau liên quan đén quy trình phê duyệt và công bố tiêu chuẩn.
  • Giai đoạn 1: Giai đoạn đề nghị- Thảo luận và thừa nhận sự cần thiết của một tiêu chuẩn quốc tế.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn chuẩn bị- Nhóm họp tiểu ban kỹ thuật hoặc hội đồng chuẩn hóa và từng bước lần lượt tạo ra các bản dự thảo về tiêu chuẩn đề xuất cho đến khi hoàn thiện một “bản dự thảo của hội đồng”.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn hội đồng thảo luận- Các nước thành viên P-members của tiểu ban kỹ thuật hoặc hội đồng chuẩn hóa sẽ cân nhắc và góp ý kiến cho “bản dự thảo của hội đồng”. Quá trình cân nhắc và góp ý kiến thường sinh ra các bản dụ thảo khác cho đến khi đạt được sự đồng thuận về nội dung kỹ thuật của bản dự thảo. Trong giai đoạn này, các thành viên có thể tranh luận gay gắt về các điều kiện kỹ thuật của tiêu chuẩn dự thảo. Bản dự thảo tiêu chuẩn quốc tế (Draft Internation Standard -- DIS) sẽ được thiết lập vào cuối giai đoạn này.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn thẩm tra- Mọi thành viên của ISO sẽ được đọc, bỏ phiếu và nêu ý kiến của mình về bản DIS trong vòng năm tháng. Nếu đủ số phiếu, tiêu chuẩn sẽ được chấp thuận đệ trình lên với tư cách là dự thảo tiêu chuẩn quốc tế cuối cùng (Final Draft International Standard - FDIS)
  • Giai đoạn 5: Giai đoạn phê chuẩn- Mọi thành viên của ISO sẽ bỏ phiếu Có/Không cuối cùng nhằm thông qua bản (Final Draft International Standard - FDIS).
  • Giai đoạn 6: Giai đoạn công bố- Nguyên bản cuối cùng sẽ được gửi cho cơ quan thư ký trung ương ISO và công bố là một tiêu chuẩn quốc tế.

Thế nào là biểu quyết quy trình nhanh?

Chúng ta cần hiểu rõ khi nào thì biểu quyết quy trình nhanh được áp dụng trong quá trình phát triển tiêu chuẩn nói chung tại ISO. Không phải cả sáu giai đoạn nói trên đều diễn ra tại ISO, và đó chính là lúc quy trình nhanh được áp dụng. Trong cuộc bỏ phiếu kín của quy trình nhanh, “nhóm liên lạc A” giúp ISO giải quyết ba giai đoạn phát triển đầu tiên (những giai đoạn xem xét kỹ thuật và tiêu chuẩn đề xuất căng thẳng nhất). Ví dụ, nhóm liên lạc của tiêu chuẩn Office Open XML là Ecma International. Nhóm liên lạc A như Ecma International có quan hệ đặc biệt với ISO, cho phép ba bước phát triển tiêu chuẩn đầu tiên diễn ra tại nhóm này, dựa vào các nhà chuyên môn của họ để phác thảo tiêu chuẩn và tranh luận trên các mặt kỹ thuật đa dạng của tiêu chuẩn đề xuất. Quy trình nhanh lấy một tiêu chuẩn sẵn có—tiêu chuẩn được tạo dựng và công bố bởi một nhóm liên lạc A khác—và thông qua một quá trình xem xét rút ngắn có hiệu quả, biến tiêu chuẩn này thành một tiêu chuẩn ISO. Trích dẫn chuẩn từ phần 13.1 trong hướng dẫn JTC 1 giải thích quy trích nhanh: Bất cứ thành viên P-member nào của JTC1 hoặc tổ chức trong nhóm liên lạc A với JTC 1 có thể đề xuất xem xét “một tiêu chuẩn sẵn có” mà không cần sửa đổi trực tiếp cho biểu quyết như bản thảo DIS. Ecma International có một lịch sử lâu dài đề xuất những tiêu chuẩn đã được công bố từ trước của họ cho ISO thông qua quy trình nhanh. Trên thực tế, Ecma International đã đề xuất trên 200 tiêu chuẩn cho ISO và nhận được phê chuẩn quy trình nhanh, trở thành tiêu chuẩn ISO.
Trong trường hợp Office Open XML, tại sao ISO lại không thực hiện ba giai đoạn đầu (đặc biệt là giai đoạn hội đồng thảo luận với sự xem xét kỹ thuật gay gắt nhất)?
Vì ISO nhận ra rằng Ecma International đã hoàn thành các bước đầu và tạo nên một tiêu chuẩn quốc tế. Khi công bố Office Open XML là một tiêu chuẩn Ecma và đề xuất tiêu chuẩn này cho quy trình nhanh của ISO, Ecma giải thích: “Chúng tôi tiến hành tiêu chuẩn hóa Open XML với sự cộng tác mở và xuyên ngành cùng Hội Đồng Kỹ Thuật 45 (Ecma TC45), bao gồm đại diện từ Apple, Barclays Capital, BP, Thư viện Anh, Essilor, Intel, Microsoft, NextPage, Novell, Statoil, Toshiba, và Thư viện Quốc hội Mỹ.” http://ecma-international.org/news/PressReleases/PR_TC45_Dec2006.htm. Nhóm TC 45 của Ecma International liên kết với các tổ chức khác trong ngành đã bắt đầu nghiên cứu tạo ra tiêu chuẩn định dạng dữ liệu Ecma Office Open XML vào tháng 12 năm 2005 (xem http://www.ecma-international.org/news/TC45_createsEcmaXMLdocument.htm). Cùng thời gian này, Apple, Barclays Capital, BP, Thư viện Anh, Essilor, Tập đoàn Intel, Microsoft, NextPage Inc., Statoil ASA và Toshiba đề xuất một bản thảo kỹ thuật dài 2000 trang cho Ecma International. Trong khoảng thời gian 10 tháng sau đó, Ecma TC45 tiếp tục phát triển và cải tiến các kỹ thuật cho tiêu chuẩn đề xuất, bằng những cuộc hội nghị qua điện thoại hoặc cuộc họp đều đặn hàng tuần (xem http://www.ecma-international.org/news/TC45_current_work/TC45-2006-50.htm). Cuối cùng, các thành viên của nhóm TC45 yêu cầu thêm một chi tiết kỹ thuật quan trọng vào bản thảo kỹ thuật (chi tiết này giúp cho quá trình thi hành được thuận tiện hơn). Ecma đã phê chuẩn đặc tả cuối cùng này và đề xuất tiêu chuẩn cho ISO. Bản thảo dài 6.000 trang.

ISO đã thông qua định dạng văn bản mở (ODF) như thế nào?

ISO phê chuẩn ODF qua một hệ thống tương tự với quy trình nhanh mà Office Open XML hiện đang sử dụng. Thêm vào quy trình nhanh là quy trình Publicly Available Specification Process (PAS), được đặt ra trong phần 14 của hướng dẫn JTC 1. Quy trình PAS cho phép các tổ chức hoặc công ty đề xuất PAS đệ trình Bản thảo Tiêu chuẩn Quốc tế cho ISO với một phương thức tương tự như các Ecma International đã đề xuất bản DIS theo quy trình nhanh. Với quy trình PAS, dự thảo Tiêu chuẩn Quốc tế bỏ qua ba giai đoạn đầu (tổ chức hoặc công ty đề xuất PAS sẽ hoàn thiện và phê chuẩn các bước này) và tiến thẳng đến biểu quyết tại giai đoạn thứ tư. Trong trường hợp của ODF, OASIS, một hiệp hội cộng tác về tiêu chuẩn được xác nhận là công ty đề xuất PAS (tên viết tắt của tập đoàn phát triển thông tin tiêu chuẩn có cấu trúc “Organization for the Advancement of Structured Information Standards,” xem http://oasis-open.org/who/) đã sử dụng quy trình PAS để đề xuất tiêu chuẩn ODF cho ISO. Bởi vậy, tương tự như Office Open XML, ba giai đoạn đầu của quy trình phát triển Bản dự thảo Tiêu chuẩn Quốc tế ODF đã được hoàn thiện và đề xuất từ bên ngoài ISO. Mặc dù nhiều nước đã xem xét kỹ thuật ODF trước khi biểu quyết cho PAS, quá trình xét duyệt và phân tích này sẽ khác nếu như ODF phải đi qua ba giai đoạn đầu của quá trình phát triển tiêu chuẩn.

Những ai được biểu quyết cho quy trình nhanh?

Theo như phiên bản 3.0 của hướng dẫn JTC 1 xuất bản lần thứ năm, mọi thành viên “P”, thành viên “O” của JTC 1 và các công ty thành viên khác của ISO (dù không phải là thành viên “P” hoặc “O” của JTC 1) có thể biểu quyết cho Bản thảo Tiêu chuẩn Quốc tế Quy trình nhanh (DIS) (xem . Hướng dẫn JTC 1 nhắc đến biểu quyết quy trình nhanh trong phần 9.5-9.8 về các “Thủ tục kết hợp biểu quyết.” Hướng dẫn nói rõ rằng thủ tục kết hợp biểu quyết “sử dụng biểu quyết đồng thời (mỗi nước một phiếu bầu) bởi các nước thành viên “P” của JTC 1 và các công ty thành viên khác của ISO và hội đồng quốc gia IEC.” Phần 9.8 của hướng dẫn JTC 1 giải thích những trường hợp có thể áp dụng thủ tục kết hợp biểu quyết vào “bản thảo tiêu chuẩn quy trình nhanh (Fast-track DISs).” Do vậy, bất cứ thành viên tham gia nào của JTC 1 hoặc các quan sát viên, cũng như các công ty thành viên của ISO có thể bỏ phiếu trong biểu quyết quy trình nhanh.
Danh sách các thành viên của ISO
Danh sách các nước tham gia JTC 1
Danh sách các nước quan sát viên của JTC 1
ISO sử dụng một hệ thống biểu quyết điện tử. Bạn cần có các thông tin đăng nhập cần thiết về ủy nhiệm của ban quốc gia để truy cập vào hệ thống bầu cử trực tuyến. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ Lisa Rajchel, nhân viên thư ký của JTC 1 tại Irajchel@ANSI.org.

Các lựa chọn bỏ phiếu là gì?

Phần 9.8 của hướng dẫn JTC 1 giải thích rằng ban quốc gia có ba lựa chọn:
“Phê chuẩn… bản DIS”
“Đưa ra những lý do kỹ thuật phản đối bản DIS, đồng thời đề xuất những thay đổi cần thiết để văn bản được chấp thuận.”
“Không bỏ phiếu”
Thêm nữa, những tổ chức không phải là thành viên “P” có thể quyết định đơn thuần không bỏ phiếu (trong khi thành viên “P” có trách nhiệm phải bỏ phiếu). Chúng ta nên đặc biệt quan tâm tới những lựa chọn biểu quyết này dựa trên tinh thần chung của JTC 1 và “Điều khoản chung” của hướng dẫn JTC 1. Ví dụ, hướng dẫn JTC 1 nêu rõ:
Những hướng dẫn này tuân theo nguyên lý: Mục tiêu của quy trình phát triển tiêu chuẩn quốc tế không dựa trên một quyết định đơn thuần từ số phiếu bầu, mà dựa trên sự nhất trí giữa các bên quan tâm… Theo định nghĩa, sự nhất trí là một cam kết chung rằng sẽ không có sự phản đối kéo dài nào về các vấn đề quan trọng từ các bên quan tâm hoặc từ một quy trình tìm những quan điểm khác nhau từ các bên quan tâm và giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh. Sự nhất trí không có nghĩa là thống nhất tuyệt đối.
Kết quả là, biểu quyết quy trình nhanh không chỉ đơn thuần là một sự bỏ phiếu theo kiểu “lên hoặc xuống”. Ngược lại, đây là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn và nhằm xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật riêng biệt và cụ thể. Về khía cạnh này, cả công ty đề xuất (như Ecma International) và ban quốc gia có nghĩa vụ phải làm việc công minh để giải quyết những vấn đề quan trọng mà ban quốc gia đã nêu lên trong quy trình nhanh. Biểu quyết ban quốc gia đồng nghĩa với việc xác định cụ thể bất kỳ phản đối kỹ thuật nào với bản thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề xuất các thay đổi cần thiết để loại bỏ sự phản đối này.

Điều gì tiếp theo sau khi bỏ phiếu?

Vào cuối của buổi biểu quyết, nếu giữa tổ chức đề xuất (Ecma International) và bất cứ ban quốc gia nào tồn tại những vấn đề không thể giải quyết hoặc nếu ban quốc gia bỏ phiếu phản đối, vấn đề đó sẽ được đưa lên nhóm họp bỏ phiếu quyết định. Hơn nữa, mục đích của nhóm họp bỏ phiếu quyết định là nhằm giải quyết những khúc mắc đề ra, vậy nên ban quốc gia (nhóm phản đối) phải tham gia họp và tranh luận một cách công tâm. Trên thực tế, Hướng dẫn JTC 1 yêu cầu tất cả các ban quốc gia “có phiếu phản đối… có nghĩa vụ cử đoàn đại diện đến cuộc họp bỏ phiếu quyết định.”

No comments: