Thursday, April 3, 2008

OpenXML tiếng Việt đã có mặt tại nhà sách Tiền Phong

Bản dịch tiếng Việt của cuốn sách "OpenXML Explained" của tác giả Wouter van Vugt đã xuất hiện tài các nhà sách Tiền Phong ở Hà Nội.

Các bạn có thể tải về bản e-book tại đây



Tuesday, April 1, 2008

Microsoft loan tin thắng lợi của OOXML tại ISO

Office Open XML đã chính thức được thông qua trở thành chuẩn ISO 29500.

Cơ quan chuẩn Na Uy điều hành việc bầu chọn OOXML tại ISO

Dịch từ bản tiếng Anh của Stephen McGibbon Standard Norge responds to allegations.

Sự công kích nhận được sau khi chúng tôi thay đổi phiếu bầu từ “No with comments” về đề xuát OOXML (Office Open XML) thành “yes” sau cuộc họp của chúng tôi với Ủy ban Quốc gia về Công nghệ Thông tin, SN/K 185 vào thứ Sáu, 28 tháng 3 không phải là điều bất ngờ. Chúng tôi cũng dự kiến sẽ có những công kích nếu chúng tôi chọn giữ nguyên lá phiếu “no”.

Những yếu tố quan trọng với chúng tôi trong việc này là:
  1. (1) Đề xuất của ECMA về chuẩn Open Office XML gửi tới ISO/IEC để chỉ định trở thành chuẩn ISO/IEC được tiến hành theo quy trình nhanh (fast-track procedure). Quy trình thẩm định nhanh được ISO sử dụng để chỉ định các chuẩn được phát triển bởi các tổ chức chuẩn hóa đã có các thỏa thuận hợp tác với ISO về các chuẩn ISO. Đó thường là những chuẩn công nghiệp đã được chấp thuận trên thị trưởng ở một mức độ nhất định. Việc đưa các chuẩn đó thành chuẩn ISO sẽ làm cho các chuẩn đó thành chuẩn mở để có thể duy trì và tiếp tục phát triển trong hệ thống ISO.
    OOXML là một bộ chuẩn phức tạp (với hơn 6000 trang) và việc áp dụng quy trình nhanh đối với tài liệu này là một yêu cầu bức thiết. Có rất nhiều tranh cãi xảy ra ở nhiều nước rằng liệu đó [quy trình nhanh] có phù hợp cho những việc như thế này hay không. Tuy nhiên quy trình này đã được chấp thuận như một phương pháp giải quyết chuẩn OOXML bởi ISO và IEC, một cách tập trung vào thời gian tháng 1 năm 2008.
  2. (2) Trước khi OOXML được phát hành để bầu chọn, chuẩn tài liệu ODF đã được đề xuất bởi cơ quan chuẩn OASIS, và được thông qua một quy trình tương tự mà không gặp phải một ý kiến có vấn đề nào. ODF và OOXML về nhiều mặt được coi là các chuẩn tài liệu tương đương và vì lý do ODF đã trở thành chuẩn ISO, vấn đề được đặt ra là liệu ISO/IEC có nên có 2 chuẩn cạnh tranh với nhau. Câu hỏi này đã được ISO và IEC giải quyết trước đây vào năm 2007, cùng tuyên bố rằng không có sự mâu thuẫn giữa 2 chuẩn.
  3. (3) Trong năm 2007, quy trình về OOXML đã thu hút nhiều sự chú ý của giới công nghệ thông tin Na Uy. Cuộc tranh luận nhanh chóng trở thành cuộc đấu giữa ủng hộ và phải đối. Hai vấn đề về việc sử dụng “quy trình nhanh” và việc duy trì các chuẩn song song lần lượt được thảo luận tại cơ quan chuẩn Na Uy Standard Norges SN/K 185 (mặc dù vấn đề đó đã được ISO giải quyết trước đó trong cùng năm). Mối quan tâm sâu sắc về vấn đề đó đã đưa đến việc mở rộng ủy ban chuẩn từ 6-7 thành viên lên 30 thành viên.
  4. (4) Ý kiến của đông đảo mọi người về quy trình đề xuất chuẩn ISO có vai trò quan trọng. Đây là cơ hội để tất cả các bên tham gia phát biểu và đề xuất các cải tiến. Khi cơ quan chuẩn Na Uy Standard Norge gửi bản đề xuất để tham khảo ý kiến đã có 47 đóng góp, trong đó 38 ý kiến đồng ý (yes) và 9 ý kiến không (no). Như đã biết, nhiều ý kiến đồng ý là giống nhau và được thể hiện theo cách không thể nghi ngờ có sự can thiệp của Microsoft Na Uy. Tất cả các câu trả lời được ký từ những người gửi chính danh. Cơ quan chuẩn Na Uy Standard Norge không thể có quan điểm khác hơn những gì đã được trình bày bằng văn bản. Chúng tôi muốn thêm rằng, không có gì bất thường khi nhận được những thư trả lời giống nhau về các vấn đề tranh cãi, khi mà các bên tham gia cùng thảo luận và ủng hộ ý kiến lẫn nhau. Công bố của Na Uy về việc này đã được chuẩn bị sẵn sàng cho việc bầu lên ISO vào tháng 8 năm 2007. Tuy nhiên, vào thời điểm đó dù có những ý kiến trái ngược về vị trí của Na Uy, nhưng số đông ra ràng là muốn Na Uy biểu quyết no. Theo quy định của ISO, nêu thành viên nào muốn lá phiếu no được chấp thận phải có những ý kiến giải thích lý do biểu quyết no.
    Do đó trong cuộc họp ngày 28 tháng 3, ủy ban đã tập trung vào vấn đề xử lý các ý kiến đóng góp đã nhận được. Theo quy định của ISO, tất cả các ý kiến đóng góp dẫn tới việc phủ quyết đề xuất phải được xử lý sao cho những ý kiến đó sẽ được bổ sung vào đề xuất chuẩn. Kết quả là các thành viên có thể thay đổi biểu quyết của họ từ no sang yes, như đã diễn ra trong quy trình xử lý OOXML.
  5. (5) Một chuẩn được chấp thuận phải được đa số các thành viên ISO thông qua. Tối thiểu 2/3 số thành viên của ủy ban tham gia phát triển chuẩn là đồng thuận, đồng thời không quá ¼ số phiếu phản đối. Cơ quan chuẩn Na Uy Standard Norge trước đây đã quyết định biểu quyết “no with comments” mặc dù kết quả điều trần là yes. Do đó kết luận được đưa ra là đồng thuận có điều kiện (conditional yes), như đã tuyên bố trong thông cáo báo chí ngày 31 tháng 8, 2007. Standard Norge nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi đề xuất chuẩn, thống nhất với các ý kiến của tiểu ban quốc gia và cơ chế biểu quyết “no with comments”.
  6. (6) Theo quy định và điều lệ của ISO và IEC các ý kiến đóng góp của các ủy ban quốc gia sẽ được xử lý trong cuộc họp “Ballot resolution meeting” (BRM). Số lượng các ý kiến đóng góp (gần 3500) phải được xử lý trong một thời gian ngắn là một sự kiện đáng kế cho dù nhiều nước có số ý kiến đóng góp bằng nhau. Cuộc họp BRM đã được tổ chức một cách hiệu quả và đúng đắn, theo như đoàn đại biểu của Na Uy đánh giá, là thống nhất với quy định và điều lệ của ISO/IEC về cuộc họp BRM.
    Trước cuộc họp BRM các ý kiến đóng góp của Na Uy đã được xử lý như tất cả các ý kiến còn lại. Ban biên tập các tài liệu đệ trình đề xuất trở thành cơ sở cho cuộc họp BRM. Dĩ nhiên các ý kiến đóng góp của các quốc gia cũng được nêu ra. Các cuộc tranh luận tại BRM đã có kết quả là các ý kiến đóng góp của chúng tôi bao gồm cả các quyết định được hình thành ở đó.
  7. (7) Trong toàn bộ công việc về chuẩn hóa mà Standard Norge tham gia là Standard Norge đã biểu quyết chính thức. Một quy định thông thường đối với các công việc quốc tế là chúng ta phải tuân thủ những đề xuất của tiểu ban cấp quốc tế khi đã có những đồng thuận. Đôi khi chúng ta chống lại số đông và có những lúc khi các ủy ban phản hồi ý kiên khó có thể trả lời là yes hay no. Trong trường hợp là no, chúng ta sẽ chọn abstain như quy trình chuẩn hóa. Với quy trình nhanh fast-track chúng ta phải thông báo rằng chúng ta sẽ thay đổi phiếu bầu ban đầu hay không, khi kết quả cuộc họp BRM được công bố.
  8. (8) Vấn đề chính trong cuộc họp của ủy ban Chuẩn Na Uy vào ngày 28 tháng 3 là làm rõ nếu những ý kiến đóng góp của chúng ta đã được xem xét với mức độ chúng ta có thể thay đổi biểu quyết của Na Uy từ No sang Yes... Ngay trước cuộc họp 21 thành viên ủy bản đã ký một lá thư mở tới Standard Norge đòi hỏi tại sao Standard Norge nên biểu quyết no cho OOXML. Điều đó chứng to họ đã đặt vị trí trước khi ủy ban thảo luận xem những ý kiến của chúng ta đã được xem xét như thế nào. Thêm vào đó, bức thư còn chứa cả những cơ sở tranh luận đã được biết đến từ trước phản đối đề xuất chuẩn.
    Trong quá trình họp, tình hình cho thấy rõ ràng không thể đạt tới sự nhất trí trong ủy ban về việc các ý kiến đóng góp đã được xử lý xấu tốt ra sao tại ISO.
  9. (9) Tiếp theo sự xem xét của ủy ban, tại cuộc gặp giữa các đại biểu tham giam cuộc họp BRM và các đại diện của Standard Norge, một nỗ lực nữa đã được đưa ra nhằm đạt tới sự đồng thuận, nhưng cũng bất thành.
    Chủ tọa của ủy ban có vai trò quan trọng trong việc kiến tạo sự động thuận, tuy nhiên vị chủ tọa đó đã thể hiện rõ chính kiến của mình vào năm 2007, nghĩa là không còn đóng vai trò trung lập. Do đó vị chủ tọa đó phải từ nhiệm trọng trách đứng đầu ủy ban xem xét OOXML và Phó giám đốc điều hành Standard Norge đã phải chủ trì các cuộc họp tiếp theo xem xét vấn đề này trong ủy ban.
    Sự thực là phần lớn các thành viên ủy ban cho rằng các ý kiến đóng góp không được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, như chủ tọa cuộc họp đã nhấn mạnh, các ý kiến của Standard Norge không phải là tuyệt đối. Theo Standard Norge, có nghĩa là quan trong phải có sự linh động để tìm ra giải pháp chấp nhận được ở mức độ quốc tế. Trong các vòng đóng góp ý kiến tại các cuộc họp của ủy ban có nhiều yêu cầu nêu ra bị tuyệt đối hóa tạo ra những phân cách cứng nhắc. Standard Norge cho rằng mọi sự thảo luận tiếp theo là vô ích không đạt được sự đồng thuận trong ủy ban.
  10. (10) Kết luận của Standard Norge, căn cứ cuộc họp của ủy ban chúng tôi nhấn mạnh những điều sau đây;
    • Cuộc họp của tiểu ban cho thấy đa số phản đối OOXML trở thành chuẩn ISO/IEC. Tuy nhiên Standard Norge phải cân nhắc tổng thể về kết quả cuộc điều trần chính thức, khi đa số đồng thuận yes. Một số lơn những người sử dụng định dạng chuẩn của tài liệu nằm trong số đó, hơn là những người chống lại chuẩn này.
    • Có sự thống nhất rằng cần thiết phải cải tiến đề xuất chuẩn và Standard Norge tin rằng việc cải tiến đó sẽ được tiến hành nếu OOXML trở thành chuẩn ISO bây giờ. Công việc xem xét chuẩn sẽ bắt đầu ngay lập tức trong tiểu ban của ISO chịu trách nhiệm về chuẩn này và Na Uy sẽ nắm vị trí tốt nhất để khai thông và tham gia và công việc này. (chuẩn ODF cũng phải trải qua một vài thay đổi kể từ khi được chấp thuận là chuẩn ISO).
    • Standard Norge tin tưởng rằng ISO cần phải đánh giá khắt khe về quy trình ‘Fast-track’. Chúng tôi tin rằng công việc với OOXML sẽ được tiến hành tốt hơn nếu nó được bắt đầu như một dự án ISO mới. Vấn đề là, cơ quan đề nghị là ECMA đã được chấp thuận bắt đầu dự án theo ‘Fast-track’. Trong năm 2008 Standard Norge là một trong 12 thành viên của Ban Quản lý Kỹ thuật – ‘Technical Management Board’ (TMB) của ISO, chịu trách nhiệm về công việc chuẩn hóa mà những luật lề và quy định phải tuân thủ. Chúng tôi, với tư cách TMB, đã quyết định thảo luận những kinh nghiệm của việc sử dụng quy trình ‘fast-track’ với ISO/IEC 29500 ngay từ khi bắt đầu. Vấn đề này sẽ được nêu ra tại cuộc họp của TMB vào ngày 3-4 tháng Sáu năm nay.
    • Với tư cách là thành viên của ISO chúng tôi còn là thành viên của tổ chức ngang cấp IEC. Việc đó đòi hỏi chúng tôi phải bảo đảm các đề xuất chuẩn mà chúng tôi đang xem xét có thể được thông qua thành chuẩn của ISO và IEC.
    Trên cở sở đó Standard Norge tin tưởng rằng đề xuất chuẩn hóa ISO/IEC DIS 29500 Office Open XML với các ý kiến đóng góp mà chúng tôi đã xem xet trong tài liệu có thể được thông qua.
    Việc này là rất khó khăn và không có một quyết định dễ dàng cho Standard Norway phải đưa ra. Chúng tôi chịu trách nhiệm về trường hợp kể trên và về những vấn đề đằng sau lá phiếu biểu quết của Standard Norge.



    Technorati Tags: , ,

Câu chuyện Na-uy

Giới thạo tin gần đây đang sôi nổi bàn tán về những "sai phạm" tại Na Uy trong cuộc bầu chọn lần 2 ngày 29 tháng 3 vừa qua:

Để giải thích cho sự hiểu lầm chết người này, cơ quan chuẩn Na Uy đã ra thông cáo chính thức Standard Norges behandling av OOXML for avstemming i ISO, bản dịch tiếng Anh tại đây blog của Stephen McGibbon Standard Norge responds to allegations.

Bản dịch tiếng Việt sẽ có sau vài giờ nữa.

Technorati Tags:

Hội thảo OpenXML for Developers tại Hà Nội

Ngày 27 tháng 3 vừa qua, 3 ngày trước khi kết thúc hạn cuối cùng của việc bỏ phiếu cho định dạnh OpenXML ISO/IEC-DIS29500 (nay phải gọi là ISO/IEC 29500 - vì đã được chính thức thông qua, Viện Công nghệ Thông tin và Microsoft Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo OpenXML for Developers. Hội thảo đã thu hút khoảng gần 100 quan khách từ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học Công nghệ, các lập trình viên ở Hà Nội, các nghiên cứu viên của Viện CNTT tham gia.Mở đầu là trình bày của chuyên gia tư vấn Nguyễn Kiên Cường cập nhật về tình hình BRM và điều lệ của cuộc bỏ phiếu lần 2, nêu bật 3 lý do nên ủng hộ chuẩn Open XML:

  1. Người sử dụng trên toàn thế giới phải được lựa chọn khuôn dạng dữ liệu phù hợp nhất cho nhu cầu và họ phải được tham gia vào quá trình phát triển của những khuôn dạng đó.
  2. Open XML là một trong những khuôn dạng được sử dụng rộng rãi nhất trong những năm sắp tới.
  3. Cộng đồng trên toàn cầu đã có những bổ sung Open XML theo quy trình của ISO IEC và nên chuẩn hóa Open XML như là chuẩn quốc tế để tiếp tục ban hành các hướng dẫn về áp dụng và quản lý trong quá trình cải tiến tiếp tục.
Tiếp đó, anh Đặng Văn Đức, trưởng nhóm nghiên cứu sáng tạo công nghệ Microsoft, đã giới thiệu bản dịch tiếng Việt của cuốn sách "OpenXML Explained" của tác giả Wouter van Vugt.

Mang tiêu đề tiếng Việt của cuốn sách là "OpenXML - định dạng đặc tả dữ liệu văn phòng", cuốn sách đã truyền tải những vấn đề của OpenXML qua các định nghĩa cơ bản và những ví dụ cụ thể. Các ví dụ trong cuốn sách này chính là phần minh họa demo cho các bài trình bày OpenXML for Developers được diễn giải rõ ràng. Đặc biệt các diễn giả của Viện CNTT là Nguyễn Trọng Dũng và Nguyễn Hữu Hòa đã dành nhiều thời gian kiểm nghiệm tất cả các demo và ví dụ mẫu. 4 Bài trình bày của Workshop bao gồm: Open XML Architecture, Open XML Packages, Các đặc tả WordprocessingML, SpreadsheetML, PresentationML, DrawingML và XML Programming in .NET đã được các chuyên gia của Viện CNTT và Microsoft Việt Nam trình bày cặn kẽ, minh họa sống động, cụ thể. Đây là một workshop rất có ý nghĩa:
  1. Giới thiệu cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Việt về định dạng dữ liệu văn phòng bằng OpenXML
  2. Giúp các lập trình viên làm quen với cấu trúc, đóng gói và áp dụng của OpenXML.
  3. Thảo luận những quan điểm khách quan về việc nên chấp thuận OpenXML thành chuẩn quốc tế.

Office OpenXML trở thành chuẩn ISO


Theo nguồn tin chưa kiểm chứng dẫn nguồn từ Open Malaysia Blog trích kết quả kiểm phiếu từ http://lists.opendocsociety.org/pipermail/members.announce/2008-April/000002.html, đặc tả Office OpenXML đã được thông qua, kết quả như sau

  • Các thành viên P-Members: 24/32 Đồng ý = 75% (yêu cầu >= 66.66%)
  • Các thành viên P-Members bỏ phiếu trắng không được tính trong lần chọn này. Đó là: Australia, Belgium, France, Italy, Kenya, Malaysia, Netherlands, Spain, Turkey
  • Các thành viên bỏ phiếu phản đối là 10/71 Không Đồng ý = 14% (yêu cầu <= 25%). Đó là: Canada, China, Ecuador, India, Iran, New Zealand, South Africa, Venezuela
  • Việt Nam trong danh sách 16 nước bỏ phiếu trắng, bao gồm 10 nước P-members kể trên và 5 nước O-members là Argentina, Chile, Luxembourg, Russian Federation, Sri Lanka, Viet Nam

Đã thông qua!!!