Monday, September 10, 2007

Kết quả chính thức của giai đoạn Qui trình Nhanh Fast Track của ISO về Office Open XML

ISO đã công bố kết quả chính thức tại web site: http://www.iso.org/iso/pressrelease.htm?refid=Ref1070

Theo luật của ISO/IEC JTC-1:

  • 50% tất cả các thành viên P (“participating”) tham gia bỏ phiếu (Có, Không hoặc bỏ phiếu Trắng)
  • 66 2/3% trong số các thành viên P đã bỏ phiếu Có hoặc Không phải bầu là Có; và
  • Không quá 25% tất cả các nước đã bỏ phiếu Có hoặc Không) (các phiếu Trắng không tính) bỏ phiếu chống.

Kết quả của lần bỏ phiếu này là:

  • 87 nước tham gia bỏ phiếu: 69 bỏ phiếu Có hoặc Không (51 nước bỏ phiếu Có, 18 nước bỏ phiếu Không và 18 nước bỏ phiếu Trắng.
  • 41 trong tổng số 41 nước thành viên P đã tham gia bỏ phiếu, đạt mức yêu cầu là 50% đối với các nước đó.
  • Open XML nhận được 53% (17 trong số 32) theo yêu cầu là 2/3 các nước thành viên P bỏ phiếu có hoặc không, thiếu 5 phiếu (22 phiếu Có trong tổng số 32 phiếu Có/ Không mới đạt được yêu cầu này.
  • Tổng số 26% (18 trong số 69 nước) bỏ phiếu không, vượt quá 1 phiếu so với yêu cần cần thiết là 25% số nước đã bỏ phiếu Có/Không bỏ phiếu Không (17 hoặc dưới 17 nước trong số 69 nước bỏ phiếu Có/Không mới đạt được yêu cầu này.

Lưu ý: Trước đây với 32 thành viên của ISO đồng ý định dạng Open Document Format (ODF) 1.0 khi và 15 nước đồng ý định dạng PDF/A-1 tại thời điểm kết thúc quy trình này.

Sau khi tất cả các góp ý nhận được từ các định chế chuẩn quốc gia của các nước thành viên được giải quyết trong giai đoạn BRM bắt đầu từ tháng Hai năm 2008, chắc chắn số lượng các thành viên đồng ý sẽ tăng thêm. Đó là cơ sở cho sự lạc quan của Microsoft.

[Nên xem thêm: Stephen McGibbon đã đưa ra một số biều đồ phân tích và so sánh kết quả bầu giữa Open XML và ODF, minh chứng trực quan cho khẳng định của Microsoft về sự ủng hộ Open XML]

Thursday, September 6, 2007

Công cụ đơn giản để làm việc với tệp XML

Microsoft vừa phát hành XML Notepad 2007 miễn phí, một công cụ không thể thiếu cho những ai đang tìm hiểu và ứng dụng các định dạng XML.

Download tại đây.

Thêm một ứng dụng cho Open XML

AbiWord - một nhà cung cấp ứng dụng mã mở phần mềm xử lý Văn bản trên Linux đã bắt tay vào phát triển tính năng hỗ trợ chuẩn Open XML, theo tin từ http://www.abisource.com/twiki/bin/view/Abiword/OpenXMLImport

Cho đến nay, Open XML đã được hỗ trợ trong AbiWord; iWork; OpenOffice; MS Office; Corel; Gnumeric; iPhone; NeoOffice; Palm reader, mặc dù việc này mới bắt đầu chưa lâu.

Danh sách các phần mềm hỗ trợ Open XML được cập nhật tại trang http://www.openxmlcommunity.org/momentum.aspx#technology tuy chưa được nhiều, đầy đủ và chi tiết như trang liệt kê các phần mềm hỗ trợ ODF tại http://opendocumentfellowship.org/applications nhưng đây là một thời điểm quan trọng cho việc áp dụng hỗ trợ Open XML trong các phần mềm trên nên tảng máy tính (Linux, Apple) hoặc nền tảng thiết bị như iPhone, Palm Reader và dĩ nhiên cả Windows Mobile nữa.

Cùng với thời gian, chắc chắn các giải pháp ứng dụng hỗ trợ Open XML sẽ xuất hiện nhiều hơn. Chúng ta hãy chờ xem và thình thoảng ghé vào trang http://www.openxmlcommunity.org/momentum.aspx#technology. Rất có thể chúng ta sẽ tìm được đúng ứng dụng chúng ta đang cần

Tuesday, September 4, 2007

Open XML nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ

Microsoft đã ra thông cáo báo chí về sự kiện kết thúc bầu chọn cho Open XML trở thành chuẩn ISO/IEC 29500 hôm 2/9 vừa qua với tiêu đề: Strong Global Support for Open XML as It Enters Final Phase of ISO Standards Process - Open XML nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ trên toàn cầu trong giai đoạn cuối của quy trình chuẩn hóa.

51 quốc gia thành viên của ISO (74%) đã bỏ phiếu "Chấp thuận" trong tổng số 69 quốc gia bỏ phiếu hợp lệ - "Chấp thuận/Không chấp thuận". Cùng với các lá phiếu là rất nhiều góp ý về chuẩn này được gửi về cho ISO. Các định chế chuẩn của nhiều quốc gia cho biết có thể sẽ thay đổi lá phiếu nếu tất cả các góp ý được xem xét và sửa đổi, khi cuộc họp giải quyết kết quả bầu chọn kết thúc vào tháng 3 năm 2008.

Tổng cộng có 87 nước đã bỏ phiếu trong quy trình này, với 51 phiếu "Chấp thuận". Đây là một con số đáng kể nếu so với 32 phiếu chấp thuận khi ODF 1.0 thông qua ISO và 15 phiếu chấp thuận PDF/A-1. Việt Nam một lần nữa bỏ qua cơ hội tham gia vào quy trình chuẩn quốc tế với lá phiếu "trắng" và không có bình luận gửi đến ISO.

Sự tham gia đông đảo của rất nhiều thành viên ISO và sự chấp thuận rộng rãi của các nhà phát triển ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau như Apple, Novell, Corel, Sun, Microsoft và các cộng đồng phát triển trên Java và Linux là một thắng lợi của ECMA 376: Office Open XML trong quá trình đóng góp vào sự phát triển của Công nghệ thông tin trên toàn cầu.


Tom Robertson, Tổng Giám đốc phụ trách về Tính tương hợp và các Chuẩn của Microsoft phát biểu: "Kết quả sơ loại và sự chấp thuận rộng rãi đối với chuẩn Open XML là một cột mốc đáng ghi nhận trong việc đáp ứng lợi ích của hàng triệu khách hàng trên thế giới. Với kết quả của ngày hôm nay, chúng tôi tin tưởng kết quả cuối cùng vào tháng 3 năm 2008, Open XML sẽ trở thành chuẩn ISO."

Việc xét duyệt để Open XML trở thành chuẩn ISO dựa theo 2 tiêu chí quan trọng:

  1. 75% "Chấp thuận" trên tổng số phiếu hợp lệ từ các nước thành viên tham gia bỏ phiếu
  2. 2/3 số nước thành viên P- tham gia bỏ phiếu hợp lệ.
Các thông tin về sự chấp thuận chuẩn Open XML tại các cộng đồng lập trình, các công ty có thể tham khảo tại các địa chỉ
Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề tính tương hợp được đề cập đến và tranh luận sôi nổi. Hòa nhập và cạnh tranh là xu thế tất yếu trong giai đoạn phát triển công nghệ thông tin hiện nay. Microsoft đã liên kết với AOL và Yahoo để hòa các mạng tin nhắn nhanh, hay việc hợp tác với Novell về công nghệ ảo hóa, chuẩn định dạng tài liệu và sở hữu trí tuệ, sau đó là Liên Minh Các nhà cung cấp độc lập. Sự kiện chuẩn Open XML được phát triển và bắt đầu được chấp thuận rộng rãi là minh chứng rõ ràng cho xu thế này.

Đặc tả ISO/IEC DIS 29500 Open XML tiếng Việt

Nhằm giới thiệu đặc tả ISO/IEC DIS 29500 Open XML cho đông đảo người Việt, chúng tôi đã lựa chọn phần cơ bản nhất là phần 3 Open XML Primer để dịch ra tiếng Việt. Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu tra cứu hữu ích dành cho các bạn muốn tìm hiểu về chuẩn Office Open XML. Trong bản dịch, có một số thuật ngữ tiếng Việt có thể chưa chính xác, rất mong các bạn góp ý.
Tải về tại đây:

Một cuốn sách khác về Office Open XML do tác giả Wouter Van VugtOpen XML Explained đã được giới thiệu trên blog này hiện đang được thỏa thuận bản quyền để dịch tiếng Việt và xuất bản sẽ dành cho các bạn quan tâm đến phát triển ứng dụng trên định dạng Open XML tham khảo.
Microsoft cũng đã phát hành bộ SDK cho Open XML vào đầu tháng 6 năm 2007, các bạn có thể tham khảo bài tổng kết một số trang blog về Microsoft SDK for Open XML của Doug Mahugh tại đây, hoặc trực tiếp từ các trang web của Microsoft:

Monday, September 3, 2007

Tiếng Việt trong Open XML

Một vài khiếm khuyết của đặc tả Open XML trong hỗ trợ các ngôn ngữ địa phương khác nhau như tiếng Ả Rập, tiếng Trung v.v... thường hay được sử dụng làm cứ liệu cho lập luận Open XML không đếm xỉa đến các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh.

Khi đi tìm một ví dụ sử dụng đa ngôn ngữ trong Open XML, tôi bắt gặp trang blog của Doug Mahugh có tiêu đề Open XML Numbering Options đã đề cập đến vấn đề này qua các ví dụ bằng tiếng Nga, tiếng Ả Rập, Hindi, Do Thái, Nhật Bản, Thái Lan và tiếng Việt. Doug còn sử dụng tiếng Việt trong đoạn giải thích về trật tự các số đếm trong lựa chọn đánh số văn bản (Numbering Options), có lẽ vì tiếng Việt thể hiện bằng ký tự La-Tinh nên dễ đọc hơn?

Trong mỗi kiểu danh sách (được chụp lại từ màn hình Word), tôi (Doug Mahugh) chỉ thay đổi một giá trị của thẻ đánh dấu XML: numFmt. Kết quả là các danh sách động sẽ hành xử đúng như người dùng mong muốn. Ví dụ một người Việt nam có thể chèn thêm một mục trước mục hai (2) trong danh sách được đặt khuôn dạng vietnameseCounting, và mục mới thêm vào sẽ được đánh dấu là hai (2), mục hiện thời sẽ mang giá trị ba (3), và cứ thế tiếp tục.

Hoặc là, bạn có thể làm với các định dạng khác bằng cách chèn trực tiếp các tiếp tố được mã cứng. Nhưng khi đó bạn sẽ phải tái tạo lại các tiếp tố mỗi khi thêm hoặc bớt các chỉ mục trong danh sách. Với Open XML, bạn chỉ cần chỉ ra rằng đó là danh sách kiểu vietnameseCounting, và các giá trị sẽ được đánh số thứ tự bằng tiếng Việt.

Tôi đã thử làm điều này với Sun Office 8, nhưng không được, có lẽ vì giao tiếp của Sun Office 8 không cho phép tôi lựa chọn ngôn ngữ tiếng Việt?

Có cần phải “ủng hộ ODF” để “chống lại OOXML”

Jason Matuscow đăng trên blog ngày 27/8 bài viết tiêu đề ODF / Open XML – Technical Specifications Mature Over Time đã lật lại một số sự kiện liên quan đến việc thông qua chuẩn ISO cho định dạng ODF:

8 trong số 32 nước thành viên P đã bỏ phiếu Yes with comments cho ODF. Một số các góp ý bao gồm:

  • Viện chuẩn Anh nêu ra một số vấn đề như việc phạm quy đối với quy trình ISO PAS và yêu cầu phải có biện pháp, tham chiếu phi chuẩn tới các đặc tả khác với các chuẩn ISO hiện hành, thiếu đặc tả nén, và những bất cập trong việc tham chiếu tới các đặc tả liên quan tới áp dụng (có nghĩa là các tính năng của Sun/OpenOffice). Không có cuộc họp giải quyết bình luận (BRM) diễn ra sau đó.
  • Ai Cập nhận xét rằng tại thời điểm đệ trình để thành chuẩn quốc tế ODF đã không có khả năng hỗ trợ các đặc tả ngôn ngữ Ả rập.
  • Nhật Bán nhận xét, nên chăng đặc tả nên bao gồm các khả năng kỹ thuật để hỗ trợ người tàn tật.
  • Trung Quốc nhận định ODF nên được tích hợp với bản dự thảo thứ nhất của chuẩn quốc gia Trung Quốc (UDF) và ODF không hỗ trợ các lược đồ do người dùng tự định nghĩa.

Chuẩn ODF không phải là một đặc tả cố định – ISO/IEC 26300 (ODF) không giống với đặc tả phiên bản mới nhất.

  • Tiểu ban kỹ thuật về Tài liệu mở của OASIS tiếp tục cải tiến các tính năng của ODF. Phiên bản ODF 1.1 đã ra đời và phiên bản 1.2 đang trong giai đoạn dự thảo. Đây là một minh chứng cho việc các công việc vẫn tiếp tục để bổ sung các tính năng chưa hoàn thiện hoặc thiếu sót trong phiên bản 1.0.
  • Hướng dẫn về PAS (JTC1N5746) chỉ ra rằng cần tránh những khác biệt nảy sinh với đặc tả của JTC1 trong các phiên bản tiếp theo. Do đó bản hướng dẫn yêu cầu các bên chủ thể của đặc tả cần làm việc chặt chẽ với JTC1 trong quá trình xem xét và sửa đổi các đệ trình của PAS. Phiên bản ODF 1.1 đã không được đệ trình lên JTC1, vậy chúng ta có nên hiểu rằng đặc tả đó chưa đủ hoàn thiện và nên chờ phiên bản 1.2? Và như vậy, câu hỏi mức độ hoàn thiển của đặc tả 1.0?
  • Tiểu ban kỹ thuật không những chỉ làm việc trên các đặc tả cốt lõi. Có tới 3 tổ chuyên môn chuyên trách các vấn đề về khả năng hỗ trợ người tàn tật, công thức, và metadata. Điều đó chứng tỏ khối lượng công việc cần phải thực hiện để hoàn thiện chuẩn ISO 26300.

Jason bình luận: “Quan điểm của tôi không phải là chỉ trích ODF không nên được thông qua chuẩn. Sự thực là Microsoft đã không cản trở việc đóng góp các đặc tả từ các đối thủ cạnh tranh – không những thế Microsoft còn bỏ phiếu đồng thuận để ISO/IEC ODF được ANSI chấp nhận và thông qua như chuẩn quốc gia. Dễ thấy rằng rất nhiều nỗ lực đã bỏ ra để phản đối một đặc tả ISO/IEC ngày hôm nay. Nói cách khác, khi ODF được đệ trình, trách nhiệm công dân đã không được đề cập đến một cách mạnh mẽ như hôm nay khi phản đối Open XML”

Jason viết tiếp “Vấn đề nằm ở chỗ không nên có những kẻ ném đá giấu tay. Các đặc tả sẽ hoàn thiện cùng với thời gian. Phép thử cho sự tồn tại của ISO/IEC DIS 29500 Open XML là đặc tả đó có được áp dụng bởi các nhà phát triển độc lập hay không? Câu trả lời đối với Open XML là điều không thể phủ nhận – . Những ứng dụng độc lập đặc tả Open XML dựa trên chuẩn hiện hành đã có và chạy trên các nền tảng Linux, Mac, Palm OS, iPhone và Windows. Các đồng nghiệp của tôi ở Đức vừa cho biết riêng Đức đã có có khoảng hơn 70 ứng dụng đặc tả này. Vậy vấn đề là mức độ hoàn thiện của một đặc tả có thể được minh chứng rằng nó có khả năng được áp dụng hay không.”

Một nhận xét thú vị khi đọc bài này là “Tây cũng có thành ngữ ném đá…” và cảm thấy vừa buồn cười vừa xấu hổ cho những người mượn danh cộng đồng mã nguồn mở để kêu gọi chống lại Open XML, khi đưa ra các luận điểm chẳng có ích lợi gì cho Việt Nam:

  • Ngay cả khi chưa hề tìm hiểu về khả năng hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt trong ODF và thể hiện trong OpenOffice (tôi không thấy bản Sun Office 8 hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt) họ đã lên tiếng chỉ trích (sau khi cóp nhặt trên Internet) những khiếm khuyết của OOXML trong việc hỗ trợ các ngôn ngữ khác như tiếng Trung Quốc và tiếng A râp. Một tình thần quốc tế cao cả chăng?
  • Thực sự họ đã làm gì cho ODF ở Việt Nam? Khi không hề có một buổi thảo luận, giới thiệu hay xây dựng ứng dụng trên ODF? Bạn hãy thử vào trang http://www.oss.gov.vn/tìm kiếm chữ ODF, kết quả là một số 0 tròn trĩnh.

Có ý kiến cho rằng “cộng đồng mã nguồn mở” không có đại diện http://dev.gentoo.org/~pclouds/blog/#2007-08-31T21_29_02. Tiếc thay, lại có những kẻ mượn danh để đục nước béo cò. Và họ không đủ khả năng để làm ứng dụng ODF ngoại trừ tuyên truyền cho OpenOffice dùng khuôn dạng ODF. Nếu bạn hỏi, có cần phải “ủng hộ ODF” để “chống lại OOXML” chưa chắc bạn đã nhận được câu trả lời.

Microsoft và OpenSource Software

Trong thế giới đa dạng các nhà cung cấp giải pháp và nên tảng khác nhau, khả năng tương hợp là một trong những yếu tố then chốt cho thành công của công nghệ Microsoft, đó chính là lý do Microsoft khai trương trang web http://www.microsoft.com/opensource/default.mspx. Trước đó Microsoft cũng có một số trang web về OpenSource Software

Port 25 – Open Source Software Lab at Microsoft
Codeplex – Microsoft's open source project hosting site
Shared Source – Microsoft's set of programs for sharing source code with customers, partners, governments, researchers, etc.
Microsoft Open Source ISV Forum – offer for OSS ISVs through Microsoft Partner Program

DIS 29500 Ballot Resolution Meeting

Trưởng ban thư ký của tiểu ban SC34, Ken Holman đã gửi email xác nhận ngày và địa điểm diễn ra cuộc họp phân định về bầu phiếu cho DIS29500 (BRM – Ballot Resolution Meeting) sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tể Geneva http://www.cicg.ch/en/index.php trong tuần lễ từ thứ 2 đến thứ 6, 25-29 tháng 2 năm 2008.

Theo blog của Alex Brow, Giám đốc kỹ thuật của Griffin Brown Digital Publishing Ltd Anh Quốc đã viết về kinh nghiệm điều hành:

Tôi được ban thư ký của SC34 chỉ định làm người điều hành cuộc họp về kết quả bỏ phiếu cho OOXML sắp tới. Cũng giống như việc chuẩn hóa của Vương Quốc Anh, tôi tin tưởng rằng điều quyết định thành công là sự tuyệt đối tỉnh táo tuân thủ luật lệ. Tôi sẽ tuân thủ nghiêm ngặt điều lệ của JTC1 và làm việc với các đồng nghiệp trong SC34 để bảo đảm luật lệ được hiểu một cách hoàn hảo nhất.

Tôi đã nhận được sự ái ngại của một số người về việc này và tôi cũng chắc chắn chuyện này sẽ rất căng thẳng. Nhung ngay giờ đây, tôi đã hoàn toàn không còn trách nhiệm về việc phát biểu quan điểm kỹ thuật của OOXML, tôi sẽ là một người điều hành trung lập với quy trình chuẩn hóa…

Sunday, September 2, 2007

Sếp cũ của ECMA dự đoán Office Open XML sẽ được thông qua vào tháng Ba

“Hãy cho tôi xem chuẩn bất kỳ, tôi sẽ tìm ra một lỗi kỹ thuật” Jan Van Den Beld, vừa nghỉ hưu hồi tháng 4 sau 16 năm lãnh đạo cơ quan ECMA có trụ sở tại Thụy Sĩ trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm thứ hai 27/8 với Computerworld.

Chuẩn Office Open XML của Microsoft là chuẩn ECMA thông qua tháng 12 năm 2006 đang được đệ trình lên ISO và chờ thông qua một cuộc bỏ phiếu kết thúc vào ngày 2/9. Việc này đã gây ra làn song công kích và ủng hộ ồn ào chưa từng thấy.

Ông Van Den Beld, với kinh nghiệm đã từng thông qua 229 chuẩn kỹ thuật tại ECMA, nhiều chuẩn trong số đó cũng được đệ trình và thông qua cơ quan chuẩn quốc tế ISO còn dự đoán, Open XML cuối cũng cũng sẽ được ISO thông qua vào cuộc họp mùa xuân năm sau. “Cuối cùng thế nào việc đó cũng thành”, ông nói.

Ông Van Den Beld là người Hà Lan, từng làm lãnh đạo tại Phillips trước khi gia nhập ECMA vào giữa những năm 1980 cho rằng nếu Open XML được thông qua, thì đây không phải là lần đầu tiên có 2 đặc tả kỹ thuật tương tự đều trở thành chuẩn quốc tế. Ví dụ như định dạng đĩa DVD, bao gồm DVD-R, DVD-RW, DVD-RAM và DVD+RW đều là chuẩn quốc tế của ECMA và được ISO thông qua.

“Nhiều người tưởng rằng các định chế chuẩn có toàn quyền kiểm soát vấn đề này. Điều đó hoàn toàn cường điệu,” Van Den Beld nói “Không thể đứng về một bên, kiểu như 'Tôi yêu Sony hơn Toshiba’. Nếu như thế chúng ta sẽ không còn là trung lập nữa”

Sự tồn tại của nhiều chuẩn tương tự “không hẳn là tôt, nhưng do cạnh tranh về bằng sáng chế, là điều khó tránh khỏi”, ông nói.

Việc hòa chung Open XML và ODF cũng không phải là giải pháp. “Kiến trúc của Open XML quá khác với ODF. Tôi không thấy chúng có thể trộn lại thành một chuẩn như thế nào”, ông nói.

Nhận xét về những phản đối đối với đặc tả Open XML là quá dài, Van Den Beld nói rằng, khi Sun Microsystems đệ trình ngôn ngữ Java lên tổ chức ECMA vào năm 1999 – nhưng sau đó đã rút lại – đặc tả đó lên tới 8,000 trang.

Thừa nhận chuẩn Open XML không cung cấp đầy đủ thông tin cho cả đối thủ và đối tác của Microsoft để áp dụng một cách hoàn thiện trong các ứng dụng, Van Den Beld nói rằng, chuyện đó không phải là vấn đề.

“Chuẩn không phải là đặc về tả sản phẩm. Nó chỉ ra cần phải làm gì, chứ không phải là cần làm như thế nào,” ông nói.

Lược dịch từ
http://www.infoworld.com/article/07/08/28/Retired-Ecma-chief-expects-Open-XML-approval_1.html

Hoa Kỳ giữ nguyên quyết định đồng ý Office Open XML

Tổ chức INCITS – InterNational Committee for Information – là đại diện cho Mỹ tại tổ chức chuẩn quốc tế ISO đã thống nhất sẽ bỏ phiếu “YES with comments” để thông qua chuẩn Office Open XML là chuẩn mở sau cuộc họp hôm 29/8, vài ngày trước thời hạn cuối cùng là ngày 2/9.

Mặc dù có sự phản đối mãnh liệt từ phía IBM, chỉ trích các khiếm khuyết kỹ thuật của Open XML, ban lãnh đạo INCITS đã giữ nguyên quyết định của cuộc họp thứ 5 tuần trước, đồng ý bỏ phiếu “YES with comments” với đa số áp đảo 12 thuận, 3 chống, 1 phiếu trắng.

Bản tin đầy đủ được đăng trên Computerworld ngày 30/8.

Thursday, August 30, 2007

Cộng đồng mã nguồn mở Việt Nam, người ở đâu?

Gần đây, tại buổi hội thảo do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam và Microsoft tổ chức tại Khách sạn Melia Hà Nội 16/08/2007, giới thiệu về chuẩn ECMA-376 Office Open XML và Quy trình chuẩn hóa ISO/IEC DIS 29500, có rất nhiều đại biểu ủng hộ Linux và OpenSource nhiệt thành, với các ý kiến theo chiều hướng chỉ có ODF mới là duy nhất chuẩn mở, tự do, chống độc quyền. Nhân danh sự tự do, mở, chia sẻ và tất nhiên là sự sáng tạo để cản trở một sáng tạo khác, nhân danh tính mở, tính cộng đồng để cản trở sự hòa nhập... hình như có gì mâu thuẫn ở đây?

Các đại biểu hầu hết là những người đã lâu năm làm việc với Linux và phần mềm mã nguồn mở, cũng như tác giả của những bài viết này,... dễ đến 10 năm có lẻ. Nhưng khi nghe các đại biểu phát biểu, có cảm giác dường như ai cũng có thể làm đại diện cho cộng đồng mã nguồn mở Việt Nam. Đại loại như: "... không có lợi cho cộng đồng mã nguồn mở Việt Nam..." rồi "... chấp nhận OOXML là chuẩn ISO là nguy cơ tiềm ẩn cho cộng đồng mã nguồn mở Việt Nam..." v.v... không được lọt tai lắm.

Có câu nói: "Danh có chính, thì ngôn mới thuận". Tiếc thay, chẳng có đại biểu nào đứng lên phát biểu: "Tôi... là đại diện của cộng đồng mã nguồn mở Việt Nam"

Tò mò tôi thử đi tìm với cụm từ "cộng đồng mã nguồn mở Việt Nam", may quá tôi tìm được mấy sites:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Phần_mềm_nguồn_mở
http://vnoss.org/ - Diễn đàn phần mềm mã nguồn mở Việt Nam

http://www.oss.gov.vn/ - Ban Chỉ đạo Phần mềm Nguồn mở Quốc gia Việt Nam

http://www.vnlinux.org - Cộng đồng sử dụng mã nguồn mở


Bạn hãy thử tìm cụm từ ODF, Open XML, OOXML từ các site này xem. Bạn hãy đoán xem, kết quả tìm kiếm như thế nào? Ngạc nhiên chưa?

Trang duy nhất có thông tin về ODF và OOXML là trang http://www.vnoss.org với 3 kết quả

Và thread dài nhất cũng chỉ có 3 người tham gia http://forum.vnoss.org/viewtopic.php?id=5112&action=new

Vậy cộng đồng mã nguồn mở Việt Nam ở đâu? Cộng đồng mã nguồn mở Việt Nam có thật sự quan tâm đến ODF và OOXML không? Và những người phát biểu "... vì lợi ích cộng đồng mã nguồn mở..." nhân danh ai? Hay đây cũng chỉ là một chiêu quảng bá cho công ty của đại biểu đó. Xin phép không được bàn về mục tiêu của việc mượn gió bẻ măng đó, vì cộng đồng hay vì mục đích riêng?

Friday, August 24, 2007

So sánh về kích thước của ODF và OOXML

Trên một trang blog của anh Lê Trung Nghĩa có phản ánh ý kiến của một "nạn nhân" của OOXML, dường như OOXML khi lưu trữ sẽ cần không gian lưu trữ lớn hơn rất nhiều ODF. Thật đáng tiếc, anh đã giải một bài toán số học rất đơn giản nhưng vô nghĩa về tin học khi viết:

Đoạn tài liệu XML trên có độ dài 1847 bytes! Như vậy cần nhiều hơn 1487/20 = 92.35 lần so với lượng thông tin (bytes) để mô tả một đoạn văn bản có 3 từ tiếng Việt (13 bytes) và 1 từ tiếng Anh (7 byte).

Sự thật là nếu chỉ để viết một câu 'Hội thảo tại Softmart' như anh nói, thì chúng ta chỉ cần dùng notepad như ý kiến của anh Mai Văn Quân trên vnexpress.net

Lời bàn: nếu cực đoan hơn ta có thể gõ lệnh 'echo "Hội thảo tại Softmart" > byhlminh.txt' thì đúng là chỉ cần 20 bytes. - Các nhà công nghệ phần cứng sẽ phản đối: bởi vì để lưu trữ 20 bytes, chúng ta cần 1 sector 512 bytes.- Các nhà công nghệ hệ điều hành sẽ phải đối: để lưu trữ 1 sector chúng ta cần sắp xếp nó vào một cluster nhiều hơn một sector. và để đọc ghi một file chúng ta đọc theo các block cỡ Kilobytes - :)

Tôi đã thử làm thí nghiệm với 3 file cùng một nội dung, cùng một kiểu trình bày bao gôm 38 câu Kiều trên một trang A4, với 3 khuôn dạng: Microsoft Word 2007 OOXML .docx, Sun StarOffice 8 (distributed by Google) ODF .odt và file binary Word 97-2003. Kết quả là:

Ở dạng nguyên thủy:

99,840 Truyen Kieu.doc
29,138 Truyen Kieu.docx
18,234 Truyen Kieu.odt


Lưu ý rằng dạng .docx và .odt là dạng nén theo chuẩn zip, ta có thể unzip dễ dàng và đọc được các tệp XML chứa nội dung của 'Truyen Kieu.docx' và 'Truyen Kieu.odt' lần lượt là

docx\word
7,822 document.xml

odt\
7,005 content.xml


bỏ qua những file xml khác bao gồm nhiều định dạng bổ sung khác ta dễ dàng nhận thấy sự khác nhau về kích thước tệp XML là không đáng kể, sau đây là nội dung của document.xml (OOXML) và content.xml (ODF)

OOXML (document.xml)


ODF (content.xml):

Đoạn chữ được lựa chọn trong cả 2 văn bản là 4 câu đầu tiên:

"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy độ dài của mã XML là gần như nhau. Sự khác biệt do cú pháp của 2 chuẩn là khác nhau. Sự ảnh hưởng đến kích thước lưu trữ của định dạng OOXML (nếu phải tăng thêm) là do sử dụng nhiều các thẻ đặc tả khác để thể hiện các tính năng riêng của OOXML mà không có trong ODF.

Hoa Kỳ bỏ phiếu tán thành "YES with Comments"

Kết quả bỏ phiếu ngày 23/08/2007 của INCITS đã đồng ý bầu "YES with Comments" cho dự thảo chuẩn ISO 29500:

  • 16 Yes (Apple, US Department of Homeland Security, EIA, EMC, GS1 US, HP, Intel, Lexmark, Microsoft, NIST, Sony and the US Department of Defense)
  • 3 No (Oracle, IBM, Farance Inc.) và
  • 1 Abstain (IEEE).
Với kết quả này OOXML đã vượt quá số phiếu 2/3 cần thiết để xác định vị trí của Hoa Kỳ trước cuộc bầu chọn cuối cùng kết thúc vào ngày 2/9.

Bạn có thể bấm vào đường link để xem kết quả và comments của các bên tham gia cuộc bầu chọn.



Đức bỏ phiếu "YES with comments"

Tổ công tác NIA 34 của Viện Chuẩn Đức (DIN - Deutsche Institut für Normung) đã bỏ phiếu bầu "YES with comments" cho chuẩn Open XML trở thành chuẩn ISO. Trang web tiếng Đức thông báo về việc này:




Gerd Schürman, Giám đốc eGovernment, Fraunhofer FOKUS, và Tổ trưởng Tổ Công tác DIN ‘Translation of Document Formats’ phát biểu:

"Quy trình đưa Open XML thành chuẩn ISO sẽ bắt đầu và là tiền đề cho sự phát triển về mặt công nghệ của cả 2 chuẩn - Open XML và ODF 1.0. Những góp ý được nêu ra bởi các chuyên gia đầu ngành của công nghiệp, nghiên cứu khoa học, khối chính phủ cùng với các khuyến cáo của DIN sẽ dẫn đường đến sự tương hợp. Chúng tôi sẽ bền bỉ hỗ trợ cho tiến trình này trong Fraunhofer FOKUS eGovernment Laboratory và với tư cách thành viên của tổ chức ECMA International, đề cập với đối tác của phòng thí nghiệm của chúng tôi là Microsoft sự trợ giúp và các tri thức công nghệ trong việc áp dụng các khuyến cáo này."

Sự kiện Đức thông qua Open XML với phiếu bầu "YES with comments" là một minh chứng rõ ràng cho ý nghĩa nghiêm túc của việc ECMA International tuyên bố sẽ xem xét tất cả các góp ý (comments) - cho dù đó là góp ý cùng với phiếu bầu "YES" "NO" hay "KHÔNG BỎ PHIẾU".

Nếu được quyền lựa chọn...

Đảo qua một vòng các trang blog tranh luận về Open XML đang thông qua chuẩn ISO, thì tóm được một quote vui cho một ngày cuối tuần.

Trích dẫn từ http://vacant.spaces.live.com/blog/cns!2526F2136E321C7E!287.entry

Nguyên văn:

"So we have language. And, although specialists may disagree, the English language allows us to express ourselves effectively. I propose to abolish all other languages and make the English language the only language. Or perhaps, better than that, I would like to go back to the original Neanderthal language as that was the first language in use and all other languages have no place trying to compete with Neanderthal."

"Chúng ta có ngôn ngữ. Và mặc dù các chuyên gia có thể không đồng ý, tiếng Anh vẫn cho phép chúng ta biểu đạt một cách hiệu quả. Tôi đề nghị bỏ tất cả các ngôn ngữ khác để tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất. Và có thể, tốt hơn hết là chúng ta cùng sử dụng ngôn ngữ Neanderthal, vì đây mới là ngôn ngữ đầu tiên được sử dụng và các loại ngôn ngữ khác không có chỗ để cạnh tranh với Neanderthal"

Haha! Chắc hẳn sự cực đoan của những người phản đối OOXML ủng hộ ODF đã gợi ý cho tác giả câu nói này.

Nhưng dù sao trang web của tác giả cũng cung cấp một danh sách thú vị về các ngôn ngữ lập trình đã được ISO thông qua.

Sunday, August 19, 2007

Hãy nói cho tôi biết bạn dùng Linux nào...

Việc Open XML đệ trình lên ISO để trở thành chuẩn mở quốc tế gặp phải sự phản đối mãnh liệt từ những người ủng hộ Linux và "cộng đồng mã nguồn mở". Hãy khoan bàn đến chuyện nhầm lẫn giữa Linux và "cộng đồng mã nguồn mở", vì có rất nhiều công ty sản xuất phần mềm chạy trên Linux, nhưng không phải "mã nguồn mở", như IBM, Oracle....

Vậy Linux là gì? Bạn có thể tìm câu trả lời rất đơn giản qua các search engine trên Internet. Nhưng đâu là Linux tốt nhất. Hãy thử vào www.distrowatch.org, bạn sẽ có câu trả lời, điểm qua số lượng các truy cập đến trang của nhà cung cấp đó.

Bản thân tôi đã từng thử qua RedHat, SuSE, TurboLinux, Debian, Gentoo, Mandrake, Knoppix, Slackware, Fedora... Mỗi nhà cung cấp đều có điểm mạnh, nhưng may ra chỉ có những người yêu thích kỹ thuật chấp nhận được việc quá nhiều sự thay đổi tùy theo ý thích của nhà cung cấp. Bạn sẽ chọn GNOME hay KDE? Công cụ quản lý các phần mềm được cài đặt là gì.... không dễ để chia sẻ.

Tôi không hề biết Ubuntu là gì, vì tôi không còn thử nghiệm Linux và OpenSource từ năm 2004. Lúc đó không hề có tên Ubuntu. Vậy 3 năm tiếp theo, distribution nào sẽ là "đỉnh" nhất. Tôi biết các bạn sẽ cười nhạo tôi, khi nói đến Linux và OpenSource mà không biết đến Ubuntu. Nhưng tôi biết LinuxVN, Vietkey Linux... Đến lúc nào các bạn sẽ chỉ cho tôi biết, Linux nào có thể dùng được 5 năm hay 10 năm?

Open XML trên Linux và Mac

Khi tiếp xúc với các chuyên gia về mã nguồn mở của Việt Nam, tôi rất ấn tượng trước niềm tin mãnh liệt của "cộng đồng mã nguồn mở" về tính ưu việt của Linux như một nền tảng công nghệ hơn hẳn Microsoft. Rất khó làm cho họ tin rằng Open XML cũng chỉ là một đặc tả kỹ thuật, một khuôn dạng dữ liệu xuất phát từ XML và có thể áp dụng trên mọi nền tảng hệ điều hành và ứng dụng, nếu như các nhà công nghệ nhìn nhận nhu cầu. Một số người rất ngạc nhiên khi biết rằng Linux và Mac cũng có những ứng dụng hỗ trợ khuôn dạng Open XML.

Gnumeric (trên Linux)


Numbers (trên Mac)


Và đây là OpenOffice của Novell
l


Saturday, August 18, 2007

Liệu ý kiến đóng góp về OOXML của tôi có được xem xét?

Một trong những dư luận sai lầm mà những người phản đối Open XML như IBM và cộng đồng mã nguồn mở nêu ra là chỉ có "No with comments" thì các comments mới được xem xét và sửa đổi. Đây là một cách giải thích rất thiếu chuyên nghiệp, không tôn trọng các tổ chức chuẩn, các chuyên gia kỹ thuật tham gia các ủy ban kỹ thuật.

Theo thông tin từ http://www.ecma-international.org/memento/TC45-M.htm

After the ballot closes, TC45 will continue its very active involvment by supporting the ISO/IEC DIS 29500 Editor which will be tasked to produce a proposed disposition of all comments received during the ballot period. TC45 plans to conduct thorough discussions of all comments submitted together with the ballots, using the wide technical expertise of its members to help develop the best possible proposals to answer National Body comments, including by confirming their proposed resolutions or proposing alternate solutions.

Ủy ban kỹ thuật của ECMA sẽ xem xét TẤT CẢ các ý kiến đống góp về chuẩn Open XML Sau ngày bỏ phiếu kết thúc cho đến khi bắt đầu giai đoạn kết luận về việc bỏ phiếu (Bailot Resolution Meetings), các cơ quan chuẩn quốc gia sẽ tiếp tục trao đổi với ECMA để bảo đảm chắc chắn tất cả các ý kiến phản hồi về chuẩn sẽ được giải quyết, trước khi chuẩn Open XML được thông qua là chuẩn ISO chính thức

Wednesday, August 15, 2007

Trò chơi với những con số

Trên trang blog của Ben Langhinrichs: cập nhật về số lượng file ODF và OOXML viết ngày 13/8

Format Count (May 10, 2007) Count (August 12, 2007)
ODT 85,200 90,400
ODS 20,700 21,600
ODP 43,400 50,700
Total ODF 149,300 162,700



DOCX 516 (12% on Microsoft.com) 1010 (16% on Microsoft.com)
XLSX 68 (6% on Microsoft.com) 216 (2% on Microsoft.com)
PPTX 80 (13% on Microsoft.com) 767 (47% on Microsoft.com)
Total OOXML 664 (11% on Microsoft.com) 1993 (26% on Microsoft.com)

Ben dự đoán, số lượng tệp OOXML khó lòng đuổi kịp số lượng các tệp ODF cho dù OOXML phải gấp đôi số lượng mỗi quý, ODF chỉ cần "túc tắc" 9% mỗi tháng. Ben báo trước, đến khi IBM ra phiên bản Notes 8 (ở Việt Nam còn ai nhớ Notes là gì không nhỉ?) là bộ office hỗ trợ ODF đầy đủ nhất, thì Microsoft Office và OOXML hãy đợi đấy.

Giá mà mọi chuyện trên đời này dễ dàng như phép tính phân số thì chắc hẳn những người ủng hộ Ben và ghét Microsoft phải nên ăn mừng vài ba năm nữa. Có lẽ Ben quên mất rằng IBM cũng là tác giả của các phần mềm được xếp vào loại abandonware như OS/2, Lotus SmartSuite (gần 10 năm nay không có phiên bản mới, không có cả bản sửa lỗi), mặc cho các nhóm người dùng hoang mang cho tương lai của những ai trót dùng. Vậy chúng ta tiếp tục sử dụng khuôn dạng file phổ biến nhất với cam kết phù hợp với chuẩn mở Open XML với sự hỗ trợ ngày càng tăng từ các chính phủ, nhà cung cấp giải pháp, cộng đồng mã nguồn mở hay chọn hướng ứng dụng từ một nhà cung cấp có tiền lệ "đem con bỏ chợ"?

Chắng khó khăn gì khi nhận thấy số lượng các tệp dữ liệu dạng binary do Microsoft Office các phiên bản tới tạo ra là khổng lồ. Khi những dòng này được viết ra thì .DOC là 45,400,000 .PPT là 16,400,000, .XLS là 15,700,000, tổng số file của sản phẩm Microsoft Office là 77,500,000. Wow!
Vậy ai sẽ là người chuyển đỗi số lượng file nhị phân đó thành XML based open format? Trong khi Microsoft vẫn đóng kín khuôn dạng nhị phân của các phiên bản Office 97-2003, và khẳng định Open XML cùng với bộ đặc tả đầy đủ, với các công cụ của chính Microsoft và của các bên thứ 3, kể cả cho Mac, Linux... sẽ bảo đảm tính tương thích tốt nhất cho nhưng file đã tồn tại.

Góp ý luồng thông tin này, Rick Jelliffe nhận xét:
Có vẻ như mọi người hiểu rằng ODF phù hợp cho các tài liệu được tạo ra bởi những bộ công cụ không rõ nguồn gốc (chẳng hạn chỉ để đưa tài liệu lên web) và Open XML phù hợp cho các ứng dụng "full-fidelity" (là khuôn dạng tốt nhất để chuyển mang, lưu trữ)

Độc giả Wu Ming Shi nhận xét:
Đồng thuận với Ben, nhưng không thể lạc quan với ODF, mặc dù tôi là người pro-ODF, anti-OOXML.
Tôi không nghĩ Notes 8 sẽ có ảnh hưởng lớn tới sự gia tăng số lượng sử dụng ODF. Các doanh nghiệp dùng Notes, nhưng là trao đổi tài liệu nội bộ và không đưa lên web. Đó cũng chính là lý do tại sao số lượng tệp OOXML vẫn thấp như vậy.
Tôi nghĩ rằng cơ hội để OOXML sẽ đuổi kip và vượt qua ODF cao hơn là cả hai cùng duy trì mức độ như hiện nay.

Còn ở Việt Nam thì sao? Ta hãy thử trò chơi với những con số

Nếu tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm còn cao (hiện nay là 88%) thì một đĩa OpenOffice và một đĩa Microsoft Office có giá bằng nhau, bằng với giá thành đĩa CD trắng + công sao đĩa. Nhưng nếu ta tuyên bố chỉ dùng OpenOffice, thì không thể giảm được tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm, do người ta vẫn dùng Microsoft Office chùa. Câu chuyện tương tự như vậy đã xảy ra với các máy tính sản xuất tại Việt Nam cài sẵn Linux nhanh chóng bị gỡ bỏ thay bằng Windows lậu. Và chuyện bản quyền sẽ lan rộng ra nhiều loại phần mềm và các sản phẩm trí tuệ khác nữa.

Ở Thái Lan, chỉ có 2% số máy tính sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Con số của Việt Nam là bao nhiêu? Có lẽ không thể vượt quá 2%. Để chiều lòng thiểu số 2%, chúng ta sẽ phải hy sinh bao nhiêu % trong biểu đồ vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ. Giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm là một trong những động thái giúp chúng ta tự tin hơn khi bước vào thị trường IT toàn cầu, với tư cách là một mắt xích cung cấp dịch vụ IT trong nền kinh tế toàn cầu.

Sách mới: Open XML Explained và quà tặng miễn phí

Doug Mahugh - chuyên gia về Open XML của Microsoft viết trên blog giới thiệu cuốn sách Open XML Explained.

Cuốn sách "Open XML Explained" (giải thích về Open XML) của tác giả Wouter Van Vugt đã ra mắt và có thể download miễn phí từ trang của OpenXMLDeveloper.org. Nội dung của cuốn sách này dựa trên các tài liệu đào tạo của Open XML Developer workshops (đã được đề cập trên blog này và có thể download miễn phí tại đây), cùng với một số chủ đề bổ sung. Với 128 trang, đây là một cuốn sách giới thiệu ở mức cao các tính năng của OpenXML, cùng với các chi tiết cụ thể giới thiệu các tính năng mà người lập trình chắc hẳn sẽ khai thác trong một số ứng dụng của mình.

Hiện nay sách mới chỉ có bản softcopy và đang được đưa in thành sách. Nếu các bạn muốn có bản sách ngay bây giờ, hãy viết mail cho Doug Mahugh cùng với một bài đóng góp cho OpenXMLDeveloper.org.

Email của bạn phải kèm theo một đoạn mã ví dụ (bất kể ngôn ngữ nào) để đọc tài liệu Open XML hoặc dữ liệu chứa trong file và mô tả cơ chế của ví dụ mà bạn viết. Đoạn mã ví dụ không được copy từ các bài báo sẵn có trên OpenXMLDeveloper, do đó bạn nên kiểm tra trang web trước khi tạo ra ứng dụng của minh. Đừng quên ghi địa chỉ bạn sẽ nhận sách, và cỡ áo t-shirt của bạn.

Số lượng có hạn, ai đến trước sẽ nhận trước.

Betanews: Có vẻ như OOXML vẫn được chấp thuận

Thứ sáu tuần trước nhiều tin đưa đề nghị hợp chuẩn của Microsoft về Office Open XML đã thất bại tại cuộc bầu chọn qua thư không bình luận tổ chức bởi ban lãnh đạo INCITS gửi tới ISO, được các công ty truyền thông diễn dịch như một thất bại của chuẩn này và là việc chấp thuận chuẩn trên toàn cầu coi như kết thúc. Nhưng nếu xem lại các bình luận của các thành viên ban bầu chọn và đọc lại quy ước của INCITS được đăng tải trên mạng, mọi chuyện dường như không phải như vậy.

Cuộc bầu chọn tuần vừa rồi thực chất là bầu chọn về việc liệu INCITS có thể thể đề nghị mà KHÔNG CẦN bình luận về nhưng phân vân của các thành viên, cho dù chuẩn này có thể được hay không được thông qua. Betanews đã nhận được lý giải khác nhau từ các thành viên.

Quy ước của INCITS có 5 cách bỏ phiếu: Đồng ý, Đồng ý kèm theo các góp ý, Bỏ phiếu trắng, Không Đồng Ý kèm theo các góp ý, Không đồng ý (hoàn toàn không). Không Đồng Ý kèm theo các góp ý thể diễn dịch như Chấp thuận có điều kiện.

Như vậy lá phiếu của Farance, một thành viên lâu năm của INCITS có thể hiểu như Đồng Ý kèm điều kiện. Nhưng theo quy ước, Đồng Ý kèm điều kiện phải được biểu quyết là Phủ quyết. Chủ tịch của Farance là Frank Farance đã viết trên ConsortiumInfo.org, “Cảm tưởng của cá nhân tôi là hồ sơ này sẽ trở thành chuẩn sau khi sửa đổi qua quá trình kiểm phiếu BRM (Bailot Resolution Meeting, sẽ được bắt đầu vào đầu năm 2008 và phụ thuộc vào số lượng các góp ý từ phia các tổ chức quốc gia, việc này sẽ mất thời gian khoảng 3-6 tháng. Mọi chuyện sẽ rõ ràng vào cuối quy trình BRM (nghĩa là khi chúng ta sẽ xử lý xong toàn bộ các góp ý và chúng ta biết được cần thay đổi những gì) và chúng ta sẽ xác định được hồ sơ này có trở thành chuẩn ISO/IEC hay không”

Farance đề xuất, INCITS nên chia các đề cử của thành viên thành 2 gói. Gói 1 là các ý kiến quan trọng không thể bỏ qua, gói 2 là các ý kiến tham khảo. “Hoa Kỳ có thể thay đổi từ Phủ quyết sang Chấp thuận nếu các thành viên chấp nhân các sửa đổi theo góp ý kiến trong gói 1.” Farance viết

Điều đáng ngạc nhiên là “IBM sẽ bỏ phiếu Đồng ý (YES) nếu như Hoa Kỳ bỏ phiếu (lên ISO) là không đồng ý kèm góp ý (NO with comments – có nghĩa là chấp thuận có điều kiện)” theo ý kiến phản hồi chính thức của một quan chức IBM.

Bình luận của Microsoft: “Microsoft tin tưởng rằng (a) 205 lá thư đồng ý/phản đối/lưu ý nhận được từ các bên sẽ không được xem xét tại BRM (quá trình kiểm phiếu – Bailot Resolution Meeting) sẽ không cần được đề trình và (b) 186 lá thư còn lại với các ý kiến ‘không xử lý/không chấp thuận’ (phủ quyết hoàn toàn sẽ không được xem xét như các góp ý của Hoa Kỳ, vì nhưng thư đó chưa được INCITS/V1 thông qua, và chỉ cần chuyển đến người đề trình xem xét lại và xử lý một cách đúng đắn.”

Qua các blog của các bên quan tâm, câu chuyện về OOXML chưa hẳn đã kết thúc.

Tuesday, August 14, 2007

Liệu có thể khách quan với OOXML

Trang blog của Kyle McNabb vừa đăng ý kiến "Liệu có thể khách quan với OOXML" có đoạn viết:

Cuộc tranh luận giữa ISO/IEC standard 26300:2006 Open Document Format (ODF), và Ecma 376 standard OOXML không gì hơn là một màn giải trí thú vị - chỉ cần thử tìm cụm từ OOXML trên Google search sẽ có vài bài đáng đọc. Có một điều rất rõ ràng, các bên tham gia việc bỏ phiếu chấp thuận/phủ quyết việc đệ trình OOXML lên ISO như một chuẩn mở tại nhóm INCITS V1 vừa qua (8 phiếu thuận, 7 phiếu chống, 1 phiếu trắng - người dịch - bao gồm IBM, Microsoft, Sun và OpenOffice.org) đều không hoàn toàn khách quan với quyết định này. Danh sách các thành viên tham gia INCITS V1 membership.

Trên quan điểm nhiều người bình thường vốn không thể biết các thành viên của INCITS V1 liệu có khách quan hay không, Kyle McNabb nhận xét, nếu các bên không thể khách quan thì tại sao không nói thẳng ra, điều đó hẳn có ích khi mọi người đều biết các bên chấp thuận, phủ quyết hoặc đang cân nhắc vì lý do gì. Kyle McNabb gợi ý:
  • IBM chắc chắn sẽ thủ lợi trong việc phủ quyết OOXML. Vì sao? Các sản phẩm nền tảng cộng tác của IBM bao gồm IBM Lotus, IBM Lotus Notes 8 word processing, spreadsheet, và presentation dựa trên ODF. IBM sẽ rất thích thú khi ODF trở thành chuẩn được chấp thuận rộng rãi nhất, một hỗ trợ cho chiến lược thị trường của IBM Lotus, đặc biệt tại các nước đang phát triển vốn chưa nhiều "tàn dư" của Microsoft như Mỹ và Tây Âu đang gặp phải.
  • Microsoft Office 2007 cần định dạng OOXML. Microsoft cổ vũ ồn ào cho OOXML đã được phát triển để đáp ứng nhu cầu người dùng và tại sao OOXML phải trở thành chuẩn ISO. Microsoft CẦN phải được sự hỗ trợ của chuẩn open file format để tham gia, dẫn dắt các nhu cầu ngày càng tăng về Web 2.0/Office 2.0 trên thị trường. OOXML như một chuẩn ISO sẽ giúp cho Microsoft dễ dàng hơn trong việc bắt kịp những nhu cầu thay đổi của thị trường - chẳng hạn dùng Office như một dịch vụ, hoặc các bộ sản phẩm văn phòng gắn liền (chẳng hạn xử lý văn bản với quy trình quản lý doanh nghiệp, hoặc các trao đổi thư từ với khách hàng với ứng dụng quản lý chào hàng hoặc quy trình thanh toán bảo hiểm.
  • Không có ODF như một chuẩn dẫn đầu, Sun và OpenOffice.org chẳng có gì để đứng vững. OpenOffice.org 2.2 và phiên bản thương mại của Sun là StarOffice 8 Suite, vốn nhái theo Microsoft Office, nhưng có hỗ trợ ODF là điểm khác biệt chính. OOXML trở thành chuẩn ISO chắc hẳn sẽ giết chết điểm khác biệt giữa OpenOffice.org và Sun với Microsoft Office.
Kyle McNabb kết luận, dù các nhà cung cấp đều theo đuổi mục đích cho riêng mình, với tư cách là người sử dụng, xin các bạn đừng giả định cái gì TỐT cho IBM, Microsoft, Sun hoặc những nhà cung cấp khác sẽ TỐT cho chính bạn.

Các bạn không thể đứng ngoài cuộc, mà hãy tham gia ý kiến của mình. Chính các bạn chứ không phải ai khác, là người chịu trách nhiệm về việc áp dụng công nghệ thông tin trong môi trường doanh nghiệp, cơ quan của mình. Chúng ta không thể phó mặc vấn đề xem xét các chuẩn cho các nhà cung cấp công nghệ tranh cãi, dựa hoàn toàn trên ý kiến chủ quan của họ, vốn có mục đích thu lợi từ những quyết định chuẩn hóa công nghệ.
Sau đây là một số liên kết các trang web có thêm thông tin về ODF và OOXML, và về các chuẩn mở nói chung (theo Kyle McNabb).

Ba điều hiểu sai về chuẩn ISO hay câu chuyện về đinh ốc

Bài viết ngắn của Rick Jelliffe về những hiều sai về chuẩn ISO thường gặp hay câu chuyện về đinh ốc

Hiểu sai 1: Trong mỗi lĩnh vực chỉ có thể có một chuẩn ISO

Vậy trường hợp của ISO FORTRAN, ISO PASCAL, ISO Eiffel, ISO Common LISP, ISO C, ISO BASIC, ISO ADA, ISO C++, ISO C#, ISO EcmaScript thì sao? Tất cả đều là ngôn ngữ lập trình với nhiều ứng dụng trùng lặp. Vậy trường hợp của ISO DTD, ISO RELAX NG và ISO Schematron thì sao? Đó là những ngôn ngữ mô tả sơ đồ, và cũng lại có những trùng lắp? Trường hợp của ISO POSIX và ISO Linux Standard Base thì sao? Trường hợp của khuôn dang đĩa (được dùng trong CD-ROM, DVD...) đều do Ecma đề xuất là ISO9660 và ISO13346 UDF?

Hiểu sai 2: Chuẩn ISO phải dựa trên cơ sở tốt nhất của nhiều bên, không thể là nhãn hiệu cầu chứng về công nghệ từ một hãng duy nhất.

Vậy ư? Thế còn chuẩn ISO10664 về đinh ốc lục lăng chìm và thiết bị đặc biệt để mở chúng? Còn chuẩn ISO PDF, ISO C#? Về chuẩn ISO QR Codes do JIS đề xuất? ("QR Code là chuẩn mở khi đặc tả QR Code được công bố và các tác quyền về sáng chế của Denso Wave không được áp dung.")

Hiểu sai 3: Với một chuẩn ISO, tất cả các đặc tả chi tiết phải được tất cả các ứng dụng hỗ trợ và có tình tương hợp.

Vậy ư? Thế thì chuẩn ISO ODF s1.6 thì sao? Hiện không có một quy định nào về các thành phần và tính chất của đặc tả này phải được hỗ trợ bởi các ứng dụng?

Monday, August 13, 2007

Các bài trình bày tại Open XML Developer Workshop

Từ đầu năm 2007, các chuyên gia đào tạo của Microsoft, Sonata, InfoSupport, Allette, Predeek Consulting đã tiến hành loạt bài giảng Open XML Developer Workshop ở hơn 30 nước. Các bài giảng có nội dung liên hoàn bao gồm các bài trình bày và các bài thực hành về các tình huống phát triển ứng dụng Open XML.


Nội dung bao gồm:
  • Các bài trình bày bao gồm các nội dung từ kiến trúc căn bản của Open XML đến chi tiết của các đặc tả WordprocessingML, SpreadsheetML, và PresentationML. Các bài trình bày sẽ giúp các bạn hiểu rõ những điều cần thiết cho lập trình viên phát triển ứng dụng hiệu quả trên Open XML.
  • Các tài liệu ví dụ và các đoạn mã XML trong các tình huống demo khác nhau. Những demo này có thể sử dụng trong lớp cho thêm phần sinh động.
  • Một bộ các bài thực hành bằng ngôn ngữ C# sẽ hướng dẫn các bạn từ căn bản tạo các kiểu tài liệu khác nhau. Các bài thực hành sử dụng ví dụ dữ liệu XML AdventureWorks, được chuyển đổi thành các tài liệu Open XML để vận dụng tối đa hình ảnh, kiểu dáng, liên kết, các đồ thị, bảng pivot, các hoạt cảnh và nhiều nguyên tố tài liệu phổ biến khác. (Xem hình dưới đây để có hình dung về bài thực hành Open XML.)
  • Một bộ các bài thực hành trên Java trình diễn các khái niệm Open XML dành cho lập trình viên Java.


Trong khi chờ đợi Microsoft Vietnam sẽ tổ chức các buổi đào tạo về chủ đề phát triển ứng dụng cho Open XML, mời các bạn tham khảo các bài trình bày và hướng dẫn thực hành (bao gồm cả các demo), được download miễn phí từ trang web của OpenXMLDeveloper.org theo danh sách các liên kết dưới đây:

Module/Topic Presentation Samples Lab Manual
00: Open XML Architecture Presentation 00 Samples 00
01: XML Programming in .NET Presentation 01 Samples 01 Manual 01
02: Open XML Packages Presentation 02 Samples 02 Manual 02
03: WordprocessingML Basics Presentation 03 Samples 03 Manual 03
04: WordprocessingML Advanced Presentation 04 Samples 04 Manual 04
05: Custom XML Presentation 05 Samples 05 Manual 05
06: SpreadsheetML Basics Presentation 06 Samples 06 Manual 06
07A: SpreadsheetML Advanced Presentation 07A Samples 07A Manual 07
07B: DrawingML Presentation 07B Samples 07B
08: PresentationML Presentation 08 Samples 08 Manual 08
09: XSLT and Open XML Presentation09
Manual 09
11: C++/CLI
Samples 11 Manual 11

Hands-on labs (source code)
Hands-on labs: C# "starter" versions download link
Hands-on labs: C# finished solutions download link
Hands-on labs: Java versions download link

Ngoài ra, các bạn còn có thể đặt các câu hỏi tại Diễn đàn OpenXMLDeveloper.org. Các tác giả bài giảng hiện đang tham gia tích cực trong Diễn đàn sẽ trả lời câu hỏi của các bạn.

Sản phẩm iWorks của Apple hỗ trợ Open XML

Sản phẩm iWorks của Apple đã chính thức chấp thuận hỗ trợ chuẩn Open XML. iWorks là sản phẩm mới nhất bổ sung vào danh sách hàng trăm sản phẩm và giải pháp dựa trên chuẩn Open XML

Thông tin mới nhất về iWorks và Open XML xin xem tại địa chỉ http://www.apple.com/iwork/pages/#compatible

Một sản phẩm nổi tiếng khác của Apple được nhiều người trông đợi là iPhone cũng hỗ trợ các tệp đính kèm e-mail xử lý văn bản và bảng tính trong khuôn dạng Open XML.

Thông tin về iPhone hỗ trợ Open XML có tại blog của Brian Jones

Sunday, August 12, 2007

Ecma 376: Chuẩn Office Open XML giành điểm

Theo tin từ Geneva, ngày 3 tháng 8, ECMA International đã ra thông cáo báo chí nhấn mạnh chuẩn Open XML đang được chấp thuận trong khối chính phủ, doanh nghiệp công và tư nhân.

Danh sách các quốc gia chấp thuận chuẩn ECMA-376: Office Open XML đã bổ sung thêm các nước châu Âu là Đan Mạch, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ là chính quyền bang Massachussetts.

"Chuẩn ECMA-376: Office Open XML là một chuẩn mở quốc tế được phê chuẩn dành cho các tài liệu xử lý văn bản, trình diễn và bảng tính, được áp dụng hoàn toàn tự do trên nhiều ứng dụng và hệ thống" – theo Dr. Istvan Sebestyen, tổng thư ký tổ chức Ecma International – "Thay mặt cho tổ chức và các thành viên của ủy ban kỹ thuật của ECMA TC45, những người đã đóng góp vào việc phát triển của Open XML, chúng tôi rất vui sướng trước việc phổ biến ngày càng rộng rãi của chuẩn này, qua việc danh sách chính phủ các nước trên thế giới chấp thuận chuẩn này ngày càng tăng"

Tổ chức Ecma International được thành lập năm 1961, đã phát triển các chuẩn dùng trong công nghệ thông tin truyền thông và điên tử dân dụng. Ecma là một hiệp hội công nghiệp phi lợi nhuận tập hợp các nhà phát triển công nghệ, các công ty và người sử dụng. Các chuyên gia từ nhiều ngành và công ty cùng phối hợp đề ra các chuẩn. Ecma đệ trình các chuẩn cần xem xét lên các tổ chức chuẩn quốc tế như ISO, IEC, ISO/IEC JTC1 và ETSI. Quá trình xét duyệt chuẩn do ECMA đệ trình thường được xem xet theo quy trình nhanh "fast track". Các ấn phẩm của ECMA có thể tải về miễn phí tại trang web chính thức của ECMA International – www.ecma-international.org. Chuẩn ECMA-376 có thể tham khảo tại đây.

Hoa Kỳ: Bang Massachusetts chấp thuận chuẩn Open XML

Ngày 1 tháng 8 vừa qua, Hội đồng Commonwealth thuộc chính quyền bang Massachusetts đã chính thức thông qua tài liệu chính sách Mô hình Tham chiếu Công nghệ, phiên bản 4 (Enterprise Technical Reference Model ETRM). Các ý kiến phản hồi có thể tham khảo tại trang web chính thức của bang Massachussetts

Bộ phận phụ trách CNTT của bang Massachusetts đã trình dự thảo chính sách này vào đầu tháng 7. Bên cạnh các cập nhật, chính sách đã tái khẳng định hỗ trợ OASIS OpenDocument Format (ODF), đã được cập nhật phiên bản 1.1, đồng thời bổ sung chuẩn Ecma 376 – Office Open XML File Formats (Open XML). Thông tin chi tiết về chính sách này có thể tham khảo tại đây.

Một trong những điều kiện tiên quyết để được chính quyền bang xem xét đưa vào chính sách về công nghệ thông tin là tính mở. Microsoft đã phát triển chuẩn Open XML, nhưng khuôn dạng tệp theo chuẩn này hiện thuộc quyền kiểm soát của cộng đồng chuẩn, do Ecma International dẫn đầu.

Trước khi được công nhận là chuẩn ECMA, chuẩn Open XML đã được xét duyệt kỹ lưỡng bởi thành viên ban kỹ thuật Ecma Technical Committee 45 (TC45), gồm các đại diện đến từ nhiều ngành khác nhau như Apple, Barclays Capital, BP, Thư viện Anh, Essilor, Intel, Microsoft, NextPage, Novell, Statoil, Toshiba và Thư viện Quốc hội Mỹ, nhằm bảo đảm chuẩn Open XML phải có tính tương hợp cao nhất. Thông tin chi tiết có tại website www.ecma-international.org

Saturday, August 11, 2007

HP khẳng định ủng hộ cả 2 chuẩn OOXML và ODF

Công ty Hewlett-Packard ủng hộ các chuẩn cho khuôn dạng dữ liệu văn phòng, bao gồm Office Open XML (OOXML) và Open Document Format (ODF). Chúng tôi tin tưởng hai chuẩn sẽ cùng hỗ trợ tính tương hợp liên thông, và các khách hàng sẽ có cơ hội lựa chọn chuẩn phù hợp với nhu cầu của minh,

Trong quá trình bỏ phiếu cho OOXML tại JTC1, HP bỏ phiếu đồng ý tại các tổ chức chuẩn quốc gia mà HP là thành viên.

Nguyên văn tiếng Anh tuyên bố của HP

Friday, August 10, 2007

Open Source Software adopts Ecma Office Open XML

Ecma Office Open XML ("Open XML") is a new open standard document exchange format that is being used by many vendors and users, including open source vendors and projects like these:

Open XML on Linux

  • Novell enables Linux users to read and write Open XML documents in the OpenOffice.org application. The Novell solution is available today in multiple European and Asian languages. Novell voted "Yes" for Office Open XML to become an Ecma International Standard.
  • Linspire
    ships Linux desktop operating systems with the ability to read and write Open XML, as well as other document formats, such as Open Document Format (ODF).
  • Turbolinux
    is a leading Linux distributor in Asia, and has joined the SourceForge.net OSS project in order to localize Open XML-ODF translators for Linux users in Japan and China.
  • Xandros distributes end-to-end Linux solutions and will ship an Open XML–ODF translator in the upcoming release of its Xandros Desktop offering.
  • Gnumeric
    is a spreadsheet application. It can read and write Open XML and other formats. Gnumeric runs on Linux and is licensed under the General Public License (GPL) free software license.

Open XML on Mac

  • NeoOffice
    is an office productivity suite for the Mac platform that is based on OpenOffice.org and that can read, write and save Open XML files. It is a GPL-licensed free software application.

Open Source adoption of Open XML on Windows

  • SourceForge.net hosts an open source project to provide translators for interoperability between ODF and Open XML in Microsoft Office applications.
  • SourceForge.net hosts an open source project to provide translators for interoperability between Uniform Office Format (UOF) and Open XML in Microsoft Office applications.
  • PHP Excel is an open source project on Codeplex (an OSS project web site) that is creating a set of PHP classes to enable users to read and write Open XML spreadsheet files.
  • OpenXML Writer from OpenXML.biz is a free open source text editor for Open XML files.


Other vendors and platforms that have adopted
Ecma Office Open XML

Ecma Office Open XML is also being adopted and implemented by many other vendors and platforms, including:

  • WordPerfect
    -
    Corel has announced that it will implement both Open XML and ODF in an upcoming release of its office suite.
  • Intel Intel voted "Yes" for Open XML to become an Ecma International Standard. Intel and Microsoft are working on RosettaNet application of Open XML to lower global supply chain costs for Industry.
  • Palm OS
    Documents To Go brings Open XML support to smartphone and PDA devices powered by the Palm operating system.
  • iPhone – Apple voted "Yes" for Open XML to become an Ecma International Standard. Apple iPhone users can view email attachments of the Open XML format.
  • MindMapping
    – Mindjet's MindManager allows you to follow the logical workflow of first brainstorming, then creating a document outline, and then writing a document. You can brainstorm your idea in MindManager, and then convert those into an Open XML document.
  • Java Developers
    –A project up sourceforge.net is creating a set of Java APIs to make programming against the Open XML formats much easier for Java developers.
  • Data Reporting
    – In Monarch V.9.0 from Datawatch users have the ability to create reports of their data using Open XML.
  • PDF
    Altsoft XML2PDF server 2007 is a publishing and font management solution that publishes XML data from formats like Open XML into print ready formats like PDF and XPS.
  • Word and Character Counting on Mac
    Word Counter 2.2.1 is a small plug-in application for the Mac OS X that supports a variety of file formats, including Open XML.
  • Open XML to simple html
    – The docx converter allows a user to transform Open XML documents into either plain text or simple html directly from a website.

A full listing of cross-Industry and cross-platform support of Ecma Office Open XML is available at: http://www.openxmlcommunity.org/.

Tính năng thích ứng của phiên bản Word, Excel, và PowerPoint

Bộ thích ứng cho Office 2000, XP và 2003 cho phép người sử dụng của những phiên bản Office này mở, soạn thảo và lưu trữ văn bản sử dụng định dạng Open XML. Vì mỗi phiên bản hỗ trợ một cấp độ tính năng khác nhau, chúng ta cần thận trọng giúp người sử dụng soạn thảo văn bản trong phiên bản Microsoft Office mới một cách thành công.

Microsoft đang đảm nhận một trọng trách hết sức lớn lao, giúp bảo đảm những tính năng mới được sử dụng trong ủy quyền văn bản không mắc lỗi khi trao đổi văn bản. Không chỉ ngừng ở dữ liệu, Microsoft đã tiến thêm một bước nữa, giúp bảo đảm nội dung của văn bản cũng được chuyển dời thành công sang phiên bản khác.

Microsoft vừa giới thiệu "Chế độ tương thích" mới, cho phép các ứng dụng 2007 Office tương hợp tốt hơn với các phát hành trước đây. Chức năng "Kiểm tra độ tương thích" mới cũng được tung ra thị trường, giúp cảnh báo người sử dụng nếu nội dung của văn bản không hoạt động chính xác trong phát hành cũ. Sự đổi mới các tính năng sẽ cho phép người sử dụng sửa đổi các dạng nội dung của bản 2007 ngay cả khi định dạng này bị xuống cấp, và sau đó được nâng cấp lại với tính năng đầy đủ của bản 2007.

Chế độ tương thích

Nhằm giải quyết một số vấn đề về tính năng tương thích, Microsoft đã giới thiệu công nghệ và tính năng mới: Microsoft đã thêm "Chế độ tương thích" vào Word, Excel và Powerpoint 2007. Mục tiêu của chế độ này là giúp bảo đảm những nội dung không được các phiên bản trước hỗ trợ sẽ vẫn được chuyển đổi hoặc xuống cấp sao cho phù hợp và có thể sử dụng dưới dạng mà sản phẩm cũ có thể hiểu được. Ví dụ, trong Word, khi người sử dụng nhấn vào "Chèn SmartArt™", họ sẽ nhìn thấy một phương tiện biểu đồ từ Office 2003. Điều này giúp đảm bảo người sử dụng Office 2003 sẽ vẫn có thể sửa đổi dễ dàng các biểu đồ được chèn vào dữ liệu đó. Khi không sử dụng "Chế độ tương thích", người sử dụng Word 2007 có thể dùng công cụ sơ đồ SmartArt™ mới để tạo ra biểu đồ. Sau đó, một số đối tượng nhất định sẽ được nâng cấp, hoặc làm mới lần nữa.

"Chế độ tương thích" trong hệ thống Microsoft Office 2007 giúp người sử dụng cộng tác tốt hơn với người sử dụng phiên bản cũ của Word, Excel, và PowerPoint. Khi người sử dụng hệ thống Microsoft Office 2007 làm việc với các định dạng dữ liệu Office 97-2003 như .doc, .xls, và .ppt, các dữ liệu này sẽ làm việc với "Chế độ tương thích" của hệ thống Microsoft Office 2007. Chế độ này sẽ giúp bảo đảm rằng Word, Excel và PowerPoint của phiên bản 2007 có thể mở và lưu trữ các định dạng dữ liệu Office 97-2003 mà không phải chuyển đổi sang các dữ liệu hệ thống Microsoft Office 2007.

Chức năng kiểm tra độ tương thích

Microsoft đã thêm chức năng kiểm tra độ tương thích vào Word, Excel và PowerPoint 2007, nhằm giúp phát hiện các chức năng mà các phiên bản cũ của các sản phẩm tương ứng không chấp nhận. Điều này sẽ giúp người sử dụng lưu trữ dữ liệu khi trao đổi với các phiên bản Office khác nhau. Ví dụ, Excel 2007 cho phép người sử dụng lưu trữ 1,000,000 hàng trong tập bảng tính, trong khi Excel 2003 chỉ có thể lưu trữ 65,536 hàng. Khi người sử dụng tạo nên một tập bảng tính Excel với 800,000 hàng, sau đó muốn lưu trữ bảng này trong định dạng .XLS, chức năng kiểm tra độ tương thích sẽ cảnh báo người sử dụng về khả năng mất số liệu. Chức năng này giúp chúng ta tránh những mất mát không cần thiết khi gửi dữ liệu và giúp đảm bảo các sự cố đột xuất sẽ không xảy ra.

Chức năng kiểm tra độ tương thích sẽ hiển thị một danh sách các nội dung trong văn bản mà không xuất hiện dưới dạng nguyên bản hoặc không thể hoàn toàn sửa đổi khi chúng ta lưu định dạng dữ liệu mới hiện thời (ví dụ như .pptx) vào một định dạng Office 97-2003 (trong trường hợp này là .ppt). Chức năng này sẽ bắt đầu chạy khi người sử dụng lưu một định dạng dữ liệu mới vào định dạng dữ liệu Office 97-2003, do vậy làm dữ liệu này xuống cấp, hoặc khi người sử dụng ấn chuột vào Compatibility Checker trên bảng chọn Office Button Finish.

Tính tương thích của Word, Excel và PowerPoint

Word, Excel và PowerPoint sử dụng chế độ tương thích để quản lý sự trao đổi nội dung các ứng dụng. Chế độ này giúp bảo đảm chất lượng tốt nhất khi chia sẻ nội dung giữa các phiên bản ứng dụng đa dạng. Các phần tiếp theo sẽ giải thích rõ hơn mục đích của chức năng này cho từng ứng dụng, và các tiêu chuẩn quan trọng nhằm vạch rõ phương thức trao đổi dữ liệu.

Word

Để giảm thiểu rủi ro về các cách xếp đặt khác nhau, khi trao đổi các văn bản có sử dụng phiên bản khác nhau, Word khởi động chế độ tương thích, nhằm giữ độ chính xác của các phát hành. Khi bạn mở dữ liệu trong chế độ tương thích, máy sẽ không tự động chuyển đổi bất kỳ một nội dung nào. Một vài tính năng mới của Word 2007 cũng được điểu chỉnh để tránh thêm các nội dung không tương thích.

Khi làm việc trong Word 2007, nếu người sử dụng cố sao chép những nội dung mà các phiên bản cũ không hỗ trợ (như biểu đồ, sơ đồ, chương trình soạn thảo công thức toán, hoặc trích dẫn của Microsoft Office 2007), Word sẽ lập tức "xuống cấp" nội dung sao cho tương thích với định dạng dữ liệu Office 97-2003. Sử dụng định dạng dữ liệu Office 97-2003 cho Word cũng cho phép làm mới các tính năng khi chuyển đổi trở lại chế độ tính năng hoàn toàn trong Word 2007.

Excel

Chế độ tương thích được thiết kế nhằm tránh lưu trữ các dữ liệu sử dụng tính năng mới của Excel 2007 vào phiên bản cũ. Ví dụ, mọi phiên bản trước Excel 2007 có thể hỗ trợ nhiều nhất 65,536 hàng trong bảng tính. Excel 2007 loại bỏ giới hạn này. Nếu người sử dụng Excel 2007 tạo ra một bảng tính với 100,000 hàng dữ liệu, khi mở dữ liệu, các phiên bản cũ của Excel sẽ tự động bỏ bớt các hàng sau hàng thứ 65,536. Để giảm thiểu phiền phức cho người sử dụng cả hai phiên bản Excel, một vài tính năng mới trong 2007 sẽ bị giới hạn khi Excel 2007 chạy chế độ tương thích. Trong trường hợp này, khi chạy chế độ tương thích, máy tính sẽ không cho phép người sử dụng tạo trên 65,536 hàng trong một tập bảng tính Excel.

PowerPoint

Mục tiêu chính khi xuống cấp tính năng thông qua Chế độ tương thích trong PowerPoint là nhằm tạm dừng các chức năng không có khả năng phục hồi lại mức trung thực về giao diện thỏa đáng- và, trong vài trường hợp, không có khả năng soạn thảo- trong các phiên bản ứng dụng cũ.

PowerPoint 2007 vừa có thể tạo dựng và soạn thảo nhiều loại nội dung khác nhau của phiên bản cũ, vừa có thể thêm các hiệu ứng và thuộc tính mới cho nội dung mà các phiên bản này không hỗ trợ. Ví dụ, bạn có thể thêm hiệu ứng chữ vào PowerPoint để tạo nên bóng, ánh phản chiếu, góc xiên, hoặc các hiệu ứng khác. Vì các phiên bản PowerPoint cũ không thể khôi phục lại nội dung này, PowerPoint phải trình bày các hiệu ứng này bằng các ảnh của phiên bản cũ. Mọi nội dung trình diễn về hình ảnh tạo bởi PowerPoint 2007 trong các lần hiệu chỉnh trước sẽ được làm mới để có thể tiếp tục chỉnh sửa trong PowerPoint 2007. Sau đó, khi bạn lưu trữ bản trình diễn này vào chế độ tương thích, các hình dáng, sơ đồ, và đồ họa sẽ được hiển thị dưới dạng hình ảnh.