Monday, September 10, 2007

Kết quả chính thức của giai đoạn Qui trình Nhanh Fast Track của ISO về Office Open XML

ISO đã công bố kết quả chính thức tại web site: http://www.iso.org/iso/pressrelease.htm?refid=Ref1070

Theo luật của ISO/IEC JTC-1:

  • 50% tất cả các thành viên P (“participating”) tham gia bỏ phiếu (Có, Không hoặc bỏ phiếu Trắng)
  • 66 2/3% trong số các thành viên P đã bỏ phiếu Có hoặc Không phải bầu là Có; và
  • Không quá 25% tất cả các nước đã bỏ phiếu Có hoặc Không) (các phiếu Trắng không tính) bỏ phiếu chống.

Kết quả của lần bỏ phiếu này là:

  • 87 nước tham gia bỏ phiếu: 69 bỏ phiếu Có hoặc Không (51 nước bỏ phiếu Có, 18 nước bỏ phiếu Không và 18 nước bỏ phiếu Trắng.
  • 41 trong tổng số 41 nước thành viên P đã tham gia bỏ phiếu, đạt mức yêu cầu là 50% đối với các nước đó.
  • Open XML nhận được 53% (17 trong số 32) theo yêu cầu là 2/3 các nước thành viên P bỏ phiếu có hoặc không, thiếu 5 phiếu (22 phiếu Có trong tổng số 32 phiếu Có/ Không mới đạt được yêu cầu này.
  • Tổng số 26% (18 trong số 69 nước) bỏ phiếu không, vượt quá 1 phiếu so với yêu cần cần thiết là 25% số nước đã bỏ phiếu Có/Không bỏ phiếu Không (17 hoặc dưới 17 nước trong số 69 nước bỏ phiếu Có/Không mới đạt được yêu cầu này.

Lưu ý: Trước đây với 32 thành viên của ISO đồng ý định dạng Open Document Format (ODF) 1.0 khi và 15 nước đồng ý định dạng PDF/A-1 tại thời điểm kết thúc quy trình này.

Sau khi tất cả các góp ý nhận được từ các định chế chuẩn quốc gia của các nước thành viên được giải quyết trong giai đoạn BRM bắt đầu từ tháng Hai năm 2008, chắc chắn số lượng các thành viên đồng ý sẽ tăng thêm. Đó là cơ sở cho sự lạc quan của Microsoft.

[Nên xem thêm: Stephen McGibbon đã đưa ra một số biều đồ phân tích và so sánh kết quả bầu giữa Open XML và ODF, minh chứng trực quan cho khẳng định của Microsoft về sự ủng hộ Open XML]

Thursday, September 6, 2007

Công cụ đơn giản để làm việc với tệp XML

Microsoft vừa phát hành XML Notepad 2007 miễn phí, một công cụ không thể thiếu cho những ai đang tìm hiểu và ứng dụng các định dạng XML.

Download tại đây.

Thêm một ứng dụng cho Open XML

AbiWord - một nhà cung cấp ứng dụng mã mở phần mềm xử lý Văn bản trên Linux đã bắt tay vào phát triển tính năng hỗ trợ chuẩn Open XML, theo tin từ http://www.abisource.com/twiki/bin/view/Abiword/OpenXMLImport

Cho đến nay, Open XML đã được hỗ trợ trong AbiWord; iWork; OpenOffice; MS Office; Corel; Gnumeric; iPhone; NeoOffice; Palm reader, mặc dù việc này mới bắt đầu chưa lâu.

Danh sách các phần mềm hỗ trợ Open XML được cập nhật tại trang http://www.openxmlcommunity.org/momentum.aspx#technology tuy chưa được nhiều, đầy đủ và chi tiết như trang liệt kê các phần mềm hỗ trợ ODF tại http://opendocumentfellowship.org/applications nhưng đây là một thời điểm quan trọng cho việc áp dụng hỗ trợ Open XML trong các phần mềm trên nên tảng máy tính (Linux, Apple) hoặc nền tảng thiết bị như iPhone, Palm Reader và dĩ nhiên cả Windows Mobile nữa.

Cùng với thời gian, chắc chắn các giải pháp ứng dụng hỗ trợ Open XML sẽ xuất hiện nhiều hơn. Chúng ta hãy chờ xem và thình thoảng ghé vào trang http://www.openxmlcommunity.org/momentum.aspx#technology. Rất có thể chúng ta sẽ tìm được đúng ứng dụng chúng ta đang cần

Tuesday, September 4, 2007

Open XML nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ

Microsoft đã ra thông cáo báo chí về sự kiện kết thúc bầu chọn cho Open XML trở thành chuẩn ISO/IEC 29500 hôm 2/9 vừa qua với tiêu đề: Strong Global Support for Open XML as It Enters Final Phase of ISO Standards Process - Open XML nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ trên toàn cầu trong giai đoạn cuối của quy trình chuẩn hóa.

51 quốc gia thành viên của ISO (74%) đã bỏ phiếu "Chấp thuận" trong tổng số 69 quốc gia bỏ phiếu hợp lệ - "Chấp thuận/Không chấp thuận". Cùng với các lá phiếu là rất nhiều góp ý về chuẩn này được gửi về cho ISO. Các định chế chuẩn của nhiều quốc gia cho biết có thể sẽ thay đổi lá phiếu nếu tất cả các góp ý được xem xét và sửa đổi, khi cuộc họp giải quyết kết quả bầu chọn kết thúc vào tháng 3 năm 2008.

Tổng cộng có 87 nước đã bỏ phiếu trong quy trình này, với 51 phiếu "Chấp thuận". Đây là một con số đáng kể nếu so với 32 phiếu chấp thuận khi ODF 1.0 thông qua ISO và 15 phiếu chấp thuận PDF/A-1. Việt Nam một lần nữa bỏ qua cơ hội tham gia vào quy trình chuẩn quốc tế với lá phiếu "trắng" và không có bình luận gửi đến ISO.

Sự tham gia đông đảo của rất nhiều thành viên ISO và sự chấp thuận rộng rãi của các nhà phát triển ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau như Apple, Novell, Corel, Sun, Microsoft và các cộng đồng phát triển trên Java và Linux là một thắng lợi của ECMA 376: Office Open XML trong quá trình đóng góp vào sự phát triển của Công nghệ thông tin trên toàn cầu.


Tom Robertson, Tổng Giám đốc phụ trách về Tính tương hợp và các Chuẩn của Microsoft phát biểu: "Kết quả sơ loại và sự chấp thuận rộng rãi đối với chuẩn Open XML là một cột mốc đáng ghi nhận trong việc đáp ứng lợi ích của hàng triệu khách hàng trên thế giới. Với kết quả của ngày hôm nay, chúng tôi tin tưởng kết quả cuối cùng vào tháng 3 năm 2008, Open XML sẽ trở thành chuẩn ISO."

Việc xét duyệt để Open XML trở thành chuẩn ISO dựa theo 2 tiêu chí quan trọng:

  1. 75% "Chấp thuận" trên tổng số phiếu hợp lệ từ các nước thành viên tham gia bỏ phiếu
  2. 2/3 số nước thành viên P- tham gia bỏ phiếu hợp lệ.
Các thông tin về sự chấp thuận chuẩn Open XML tại các cộng đồng lập trình, các công ty có thể tham khảo tại các địa chỉ
Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề tính tương hợp được đề cập đến và tranh luận sôi nổi. Hòa nhập và cạnh tranh là xu thế tất yếu trong giai đoạn phát triển công nghệ thông tin hiện nay. Microsoft đã liên kết với AOL và Yahoo để hòa các mạng tin nhắn nhanh, hay việc hợp tác với Novell về công nghệ ảo hóa, chuẩn định dạng tài liệu và sở hữu trí tuệ, sau đó là Liên Minh Các nhà cung cấp độc lập. Sự kiện chuẩn Open XML được phát triển và bắt đầu được chấp thuận rộng rãi là minh chứng rõ ràng cho xu thế này.

Đặc tả ISO/IEC DIS 29500 Open XML tiếng Việt

Nhằm giới thiệu đặc tả ISO/IEC DIS 29500 Open XML cho đông đảo người Việt, chúng tôi đã lựa chọn phần cơ bản nhất là phần 3 Open XML Primer để dịch ra tiếng Việt. Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu tra cứu hữu ích dành cho các bạn muốn tìm hiểu về chuẩn Office Open XML. Trong bản dịch, có một số thuật ngữ tiếng Việt có thể chưa chính xác, rất mong các bạn góp ý.
Tải về tại đây:

Một cuốn sách khác về Office Open XML do tác giả Wouter Van VugtOpen XML Explained đã được giới thiệu trên blog này hiện đang được thỏa thuận bản quyền để dịch tiếng Việt và xuất bản sẽ dành cho các bạn quan tâm đến phát triển ứng dụng trên định dạng Open XML tham khảo.
Microsoft cũng đã phát hành bộ SDK cho Open XML vào đầu tháng 6 năm 2007, các bạn có thể tham khảo bài tổng kết một số trang blog về Microsoft SDK for Open XML của Doug Mahugh tại đây, hoặc trực tiếp từ các trang web của Microsoft:

Monday, September 3, 2007

Tiếng Việt trong Open XML

Một vài khiếm khuyết của đặc tả Open XML trong hỗ trợ các ngôn ngữ địa phương khác nhau như tiếng Ả Rập, tiếng Trung v.v... thường hay được sử dụng làm cứ liệu cho lập luận Open XML không đếm xỉa đến các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh.

Khi đi tìm một ví dụ sử dụng đa ngôn ngữ trong Open XML, tôi bắt gặp trang blog của Doug Mahugh có tiêu đề Open XML Numbering Options đã đề cập đến vấn đề này qua các ví dụ bằng tiếng Nga, tiếng Ả Rập, Hindi, Do Thái, Nhật Bản, Thái Lan và tiếng Việt. Doug còn sử dụng tiếng Việt trong đoạn giải thích về trật tự các số đếm trong lựa chọn đánh số văn bản (Numbering Options), có lẽ vì tiếng Việt thể hiện bằng ký tự La-Tinh nên dễ đọc hơn?

Trong mỗi kiểu danh sách (được chụp lại từ màn hình Word), tôi (Doug Mahugh) chỉ thay đổi một giá trị của thẻ đánh dấu XML: numFmt. Kết quả là các danh sách động sẽ hành xử đúng như người dùng mong muốn. Ví dụ một người Việt nam có thể chèn thêm một mục trước mục hai (2) trong danh sách được đặt khuôn dạng vietnameseCounting, và mục mới thêm vào sẽ được đánh dấu là hai (2), mục hiện thời sẽ mang giá trị ba (3), và cứ thế tiếp tục.

Hoặc là, bạn có thể làm với các định dạng khác bằng cách chèn trực tiếp các tiếp tố được mã cứng. Nhưng khi đó bạn sẽ phải tái tạo lại các tiếp tố mỗi khi thêm hoặc bớt các chỉ mục trong danh sách. Với Open XML, bạn chỉ cần chỉ ra rằng đó là danh sách kiểu vietnameseCounting, và các giá trị sẽ được đánh số thứ tự bằng tiếng Việt.

Tôi đã thử làm điều này với Sun Office 8, nhưng không được, có lẽ vì giao tiếp của Sun Office 8 không cho phép tôi lựa chọn ngôn ngữ tiếng Việt?

Có cần phải “ủng hộ ODF” để “chống lại OOXML”

Jason Matuscow đăng trên blog ngày 27/8 bài viết tiêu đề ODF / Open XML – Technical Specifications Mature Over Time đã lật lại một số sự kiện liên quan đến việc thông qua chuẩn ISO cho định dạng ODF:

8 trong số 32 nước thành viên P đã bỏ phiếu Yes with comments cho ODF. Một số các góp ý bao gồm:

  • Viện chuẩn Anh nêu ra một số vấn đề như việc phạm quy đối với quy trình ISO PAS và yêu cầu phải có biện pháp, tham chiếu phi chuẩn tới các đặc tả khác với các chuẩn ISO hiện hành, thiếu đặc tả nén, và những bất cập trong việc tham chiếu tới các đặc tả liên quan tới áp dụng (có nghĩa là các tính năng của Sun/OpenOffice). Không có cuộc họp giải quyết bình luận (BRM) diễn ra sau đó.
  • Ai Cập nhận xét rằng tại thời điểm đệ trình để thành chuẩn quốc tế ODF đã không có khả năng hỗ trợ các đặc tả ngôn ngữ Ả rập.
  • Nhật Bán nhận xét, nên chăng đặc tả nên bao gồm các khả năng kỹ thuật để hỗ trợ người tàn tật.
  • Trung Quốc nhận định ODF nên được tích hợp với bản dự thảo thứ nhất của chuẩn quốc gia Trung Quốc (UDF) và ODF không hỗ trợ các lược đồ do người dùng tự định nghĩa.

Chuẩn ODF không phải là một đặc tả cố định – ISO/IEC 26300 (ODF) không giống với đặc tả phiên bản mới nhất.

  • Tiểu ban kỹ thuật về Tài liệu mở của OASIS tiếp tục cải tiến các tính năng của ODF. Phiên bản ODF 1.1 đã ra đời và phiên bản 1.2 đang trong giai đoạn dự thảo. Đây là một minh chứng cho việc các công việc vẫn tiếp tục để bổ sung các tính năng chưa hoàn thiện hoặc thiếu sót trong phiên bản 1.0.
  • Hướng dẫn về PAS (JTC1N5746) chỉ ra rằng cần tránh những khác biệt nảy sinh với đặc tả của JTC1 trong các phiên bản tiếp theo. Do đó bản hướng dẫn yêu cầu các bên chủ thể của đặc tả cần làm việc chặt chẽ với JTC1 trong quá trình xem xét và sửa đổi các đệ trình của PAS. Phiên bản ODF 1.1 đã không được đệ trình lên JTC1, vậy chúng ta có nên hiểu rằng đặc tả đó chưa đủ hoàn thiện và nên chờ phiên bản 1.2? Và như vậy, câu hỏi mức độ hoàn thiển của đặc tả 1.0?
  • Tiểu ban kỹ thuật không những chỉ làm việc trên các đặc tả cốt lõi. Có tới 3 tổ chuyên môn chuyên trách các vấn đề về khả năng hỗ trợ người tàn tật, công thức, và metadata. Điều đó chứng tỏ khối lượng công việc cần phải thực hiện để hoàn thiện chuẩn ISO 26300.

Jason bình luận: “Quan điểm của tôi không phải là chỉ trích ODF không nên được thông qua chuẩn. Sự thực là Microsoft đã không cản trở việc đóng góp các đặc tả từ các đối thủ cạnh tranh – không những thế Microsoft còn bỏ phiếu đồng thuận để ISO/IEC ODF được ANSI chấp nhận và thông qua như chuẩn quốc gia. Dễ thấy rằng rất nhiều nỗ lực đã bỏ ra để phản đối một đặc tả ISO/IEC ngày hôm nay. Nói cách khác, khi ODF được đệ trình, trách nhiệm công dân đã không được đề cập đến một cách mạnh mẽ như hôm nay khi phản đối Open XML”

Jason viết tiếp “Vấn đề nằm ở chỗ không nên có những kẻ ném đá giấu tay. Các đặc tả sẽ hoàn thiện cùng với thời gian. Phép thử cho sự tồn tại của ISO/IEC DIS 29500 Open XML là đặc tả đó có được áp dụng bởi các nhà phát triển độc lập hay không? Câu trả lời đối với Open XML là điều không thể phủ nhận – . Những ứng dụng độc lập đặc tả Open XML dựa trên chuẩn hiện hành đã có và chạy trên các nền tảng Linux, Mac, Palm OS, iPhone và Windows. Các đồng nghiệp của tôi ở Đức vừa cho biết riêng Đức đã có có khoảng hơn 70 ứng dụng đặc tả này. Vậy vấn đề là mức độ hoàn thiện của một đặc tả có thể được minh chứng rằng nó có khả năng được áp dụng hay không.”

Một nhận xét thú vị khi đọc bài này là “Tây cũng có thành ngữ ném đá…” và cảm thấy vừa buồn cười vừa xấu hổ cho những người mượn danh cộng đồng mã nguồn mở để kêu gọi chống lại Open XML, khi đưa ra các luận điểm chẳng có ích lợi gì cho Việt Nam:

  • Ngay cả khi chưa hề tìm hiểu về khả năng hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt trong ODF và thể hiện trong OpenOffice (tôi không thấy bản Sun Office 8 hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt) họ đã lên tiếng chỉ trích (sau khi cóp nhặt trên Internet) những khiếm khuyết của OOXML trong việc hỗ trợ các ngôn ngữ khác như tiếng Trung Quốc và tiếng A râp. Một tình thần quốc tế cao cả chăng?
  • Thực sự họ đã làm gì cho ODF ở Việt Nam? Khi không hề có một buổi thảo luận, giới thiệu hay xây dựng ứng dụng trên ODF? Bạn hãy thử vào trang http://www.oss.gov.vn/tìm kiếm chữ ODF, kết quả là một số 0 tròn trĩnh.

Có ý kiến cho rằng “cộng đồng mã nguồn mở” không có đại diện http://dev.gentoo.org/~pclouds/blog/#2007-08-31T21_29_02. Tiếc thay, lại có những kẻ mượn danh để đục nước béo cò. Và họ không đủ khả năng để làm ứng dụng ODF ngoại trừ tuyên truyền cho OpenOffice dùng khuôn dạng ODF. Nếu bạn hỏi, có cần phải “ủng hộ ODF” để “chống lại OOXML” chưa chắc bạn đã nhận được câu trả lời.

Microsoft và OpenSource Software

Trong thế giới đa dạng các nhà cung cấp giải pháp và nên tảng khác nhau, khả năng tương hợp là một trong những yếu tố then chốt cho thành công của công nghệ Microsoft, đó chính là lý do Microsoft khai trương trang web http://www.microsoft.com/opensource/default.mspx. Trước đó Microsoft cũng có một số trang web về OpenSource Software

Port 25 – Open Source Software Lab at Microsoft
Codeplex – Microsoft's open source project hosting site
Shared Source – Microsoft's set of programs for sharing source code with customers, partners, governments, researchers, etc.
Microsoft Open Source ISV Forum – offer for OSS ISVs through Microsoft Partner Program

DIS 29500 Ballot Resolution Meeting

Trưởng ban thư ký của tiểu ban SC34, Ken Holman đã gửi email xác nhận ngày và địa điểm diễn ra cuộc họp phân định về bầu phiếu cho DIS29500 (BRM – Ballot Resolution Meeting) sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tể Geneva http://www.cicg.ch/en/index.php trong tuần lễ từ thứ 2 đến thứ 6, 25-29 tháng 2 năm 2008.

Theo blog của Alex Brow, Giám đốc kỹ thuật của Griffin Brown Digital Publishing Ltd Anh Quốc đã viết về kinh nghiệm điều hành:

Tôi được ban thư ký của SC34 chỉ định làm người điều hành cuộc họp về kết quả bỏ phiếu cho OOXML sắp tới. Cũng giống như việc chuẩn hóa của Vương Quốc Anh, tôi tin tưởng rằng điều quyết định thành công là sự tuyệt đối tỉnh táo tuân thủ luật lệ. Tôi sẽ tuân thủ nghiêm ngặt điều lệ của JTC1 và làm việc với các đồng nghiệp trong SC34 để bảo đảm luật lệ được hiểu một cách hoàn hảo nhất.

Tôi đã nhận được sự ái ngại của một số người về việc này và tôi cũng chắc chắn chuyện này sẽ rất căng thẳng. Nhung ngay giờ đây, tôi đã hoàn toàn không còn trách nhiệm về việc phát biểu quan điểm kỹ thuật của OOXML, tôi sẽ là một người điều hành trung lập với quy trình chuẩn hóa…

Sunday, September 2, 2007

Sếp cũ của ECMA dự đoán Office Open XML sẽ được thông qua vào tháng Ba

“Hãy cho tôi xem chuẩn bất kỳ, tôi sẽ tìm ra một lỗi kỹ thuật” Jan Van Den Beld, vừa nghỉ hưu hồi tháng 4 sau 16 năm lãnh đạo cơ quan ECMA có trụ sở tại Thụy Sĩ trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm thứ hai 27/8 với Computerworld.

Chuẩn Office Open XML của Microsoft là chuẩn ECMA thông qua tháng 12 năm 2006 đang được đệ trình lên ISO và chờ thông qua một cuộc bỏ phiếu kết thúc vào ngày 2/9. Việc này đã gây ra làn song công kích và ủng hộ ồn ào chưa từng thấy.

Ông Van Den Beld, với kinh nghiệm đã từng thông qua 229 chuẩn kỹ thuật tại ECMA, nhiều chuẩn trong số đó cũng được đệ trình và thông qua cơ quan chuẩn quốc tế ISO còn dự đoán, Open XML cuối cũng cũng sẽ được ISO thông qua vào cuộc họp mùa xuân năm sau. “Cuối cùng thế nào việc đó cũng thành”, ông nói.

Ông Van Den Beld là người Hà Lan, từng làm lãnh đạo tại Phillips trước khi gia nhập ECMA vào giữa những năm 1980 cho rằng nếu Open XML được thông qua, thì đây không phải là lần đầu tiên có 2 đặc tả kỹ thuật tương tự đều trở thành chuẩn quốc tế. Ví dụ như định dạng đĩa DVD, bao gồm DVD-R, DVD-RW, DVD-RAM và DVD+RW đều là chuẩn quốc tế của ECMA và được ISO thông qua.

“Nhiều người tưởng rằng các định chế chuẩn có toàn quyền kiểm soát vấn đề này. Điều đó hoàn toàn cường điệu,” Van Den Beld nói “Không thể đứng về một bên, kiểu như 'Tôi yêu Sony hơn Toshiba’. Nếu như thế chúng ta sẽ không còn là trung lập nữa”

Sự tồn tại của nhiều chuẩn tương tự “không hẳn là tôt, nhưng do cạnh tranh về bằng sáng chế, là điều khó tránh khỏi”, ông nói.

Việc hòa chung Open XML và ODF cũng không phải là giải pháp. “Kiến trúc của Open XML quá khác với ODF. Tôi không thấy chúng có thể trộn lại thành một chuẩn như thế nào”, ông nói.

Nhận xét về những phản đối đối với đặc tả Open XML là quá dài, Van Den Beld nói rằng, khi Sun Microsystems đệ trình ngôn ngữ Java lên tổ chức ECMA vào năm 1999 – nhưng sau đó đã rút lại – đặc tả đó lên tới 8,000 trang.

Thừa nhận chuẩn Open XML không cung cấp đầy đủ thông tin cho cả đối thủ và đối tác của Microsoft để áp dụng một cách hoàn thiện trong các ứng dụng, Van Den Beld nói rằng, chuyện đó không phải là vấn đề.

“Chuẩn không phải là đặc về tả sản phẩm. Nó chỉ ra cần phải làm gì, chứ không phải là cần làm như thế nào,” ông nói.

Lược dịch từ
http://www.infoworld.com/article/07/08/28/Retired-Ecma-chief-expects-Open-XML-approval_1.html

Hoa Kỳ giữ nguyên quyết định đồng ý Office Open XML

Tổ chức INCITS – InterNational Committee for Information – là đại diện cho Mỹ tại tổ chức chuẩn quốc tế ISO đã thống nhất sẽ bỏ phiếu “YES with comments” để thông qua chuẩn Office Open XML là chuẩn mở sau cuộc họp hôm 29/8, vài ngày trước thời hạn cuối cùng là ngày 2/9.

Mặc dù có sự phản đối mãnh liệt từ phía IBM, chỉ trích các khiếm khuyết kỹ thuật của Open XML, ban lãnh đạo INCITS đã giữ nguyên quyết định của cuộc họp thứ 5 tuần trước, đồng ý bỏ phiếu “YES with comments” với đa số áp đảo 12 thuận, 3 chống, 1 phiếu trắng.

Bản tin đầy đủ được đăng trên Computerworld ngày 30/8.